Bệnh Gout có nguy hiểm không?

Gout là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, đây là một bệnh lành tính và có thể kiểm soát được bằng thuốc, cũng như chế độ ăn uống. 

1. Bệnh Gout là gì?

Bệnh gout còn được gọi là viêm khớp, do rối loạn purin trong thận, khiến thận không thể thực hiện chức năng lọc Acid uric trong máu. Acid uric là một hợp chất được hình thành trong cơ thể, sau đó hòa tan trong máu, cuối cùng tự đào thải qua nước tiểu và phân. Đối với người mắc bệnh gout, nồng độ Acid uric cao hơn mức bình thường sẽ hình thành nên những tinh thể tại các mô khớp, gây viêm khớp, sưng và đau cho người bệnh.

Thông thường, nồng độ Acid uric máu ở nam giới là khoảng 420 micromol/lít và nữ giới là 360 micromol/lít. Nếu như vượt quá con số nêu trên thì được gọi là tăng Acid uric trong máu. Nồng độ Acid uric ở mức 6 – 7 mg/dl là chỉ số an toàn bình thường cho cơ thể, chỉ số Acid uric tốt nhất là ở mức 6 mg/dl sẽ tránh được những nguy cơ bệnh Gout.

Khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Gout

Khi nồng độ axit uric trong máu cao sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh Gout

Bệnh thường đặc trưng bởi các đợt viêm khớp cấp tái phát và gây đau đớn, mất ngủ về đêm, làm sưng đỏ các khớp ở ngón chân cái, các khớp ở chân như: Đầu gối, mắt cá chân, bàn chân… Thậm chí, ảnh hưởng đến cả cột sống, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Gout

Có hai nguyên nhân chính gây ra bệnh Gout: Nguyên phát và thứ phát

2.1. Nguyên phát

Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi từ 30 – 60 tuổi mà chưa rõ nguyên nhân. Vì hiện nay các nhà khoa học vẫn đang trong quá trình tìm hiểu về bệnh Gout. Theo thống kê, ở Việt Nam bệnh gout ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Có khoảng 3% người trưởng thành bị bệnh, chủ yếu là nam giới độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Trong đó, cứ 4 người đến khám thì có 1 đến 2 người mắc bệnh nằm trong độ tuổi 30 – 40.

Theo đó, bệnh béo phì hay chế độ ăn uống có chứa nhiều purin, ăn nhiều chất đạm, nội tạng và thói quen uống nhiều rượu bia, được xem là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh 

Uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh

2.2. Thứ phát 

Di truyền (các rối loạn về gen) là một trong những nguyên nhân hiếm gặp của bệnh gout. Bên cạnh đó, việc tăng Acid uric ồ ạt trong máu dẫn đến việc tích tụ tinh thể tại các mô khớp và đào thải acid uric qua đường tiểu gặp vấn đề, cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout, cụ thể như:

- Suy thận và một số bệnh lý làm giảm quá trình lọc acid uric của cầu thận

- Các bệnh liên quan đến máu: bệnh bạch cầu, thiếu máu, rối loạn đông máu,…

- Sử dụng thuốc lợi tiểu thường xuyên như: furosemid, thiazid, acetazolamid,…

- Dùng những loại thuốc ức chế tế bào để điều trị các bệnh ác tính

- Sử dụng thuốc kháng lao như ethambutol, pyrazinamid,…

3. Triệu chứng của bệnh Gout

Khi bị gout người bệnh thường cảm thấy đau đớn khó chịu, sưng tấy, cơn đau xuất hiện đột ngột giữa đêm ở chân như: Khớp bàn chân, khớp ngón chân, khớp gối. Khớp đau dữ dội khi đụng vào, khớp sưng đỏ, khu vực xung quanh khớp ấm lên. Các triệu chứng này thường kéo dài vài giờ trong 1 – 2 ngày, nhưng đối với trường hợp nặng hơn cơn đau có thể kéo dài vài tuần. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bệnh gout không có triệu chứng ban đầu, những biểu hiện chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính.

Khi bị Gout người bệnh sẽ bị sưng đỏ, đau đớn dữ dội ở khu vực bàn chân

Khi bị Gout người bệnh sẽ bị sưng đỏ, đau đớn dữ dội ở khu vực bàn chân

4. Biến chứng của bệnh Gout

Trường hợp người bị bệnh gout nhưng không dùng thuốc điều trị thường xuyên, sẽ xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng hơn:

- U cục tophi: Nguyên nhân của bệnh là do sự lắng đọng tinh thể dưới da. Triệu chứng này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, đầu gối, ngón tay và tay. Trường hợp nếu không được xử lý kịp thời u tophi sẽ càng lớn.

- Tổn thương khớp: Nếu người bệnh không sử dụng thuốc điều trị gout sẽ làm tổn thương khớp vĩnh viễn, tăng nguy cơ tổn thương xương và các khớp khác.

- Sỏi thận: Bệnh gout nếu không được điều trị đúng cách, tinh thể acid uric không chỉ tập trung quanh khớp mà tiềm ẩn nguy cơ sỏi thận.

- Tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh tim: Theo nghiên cứu, những người bị đau tim hay đột quỵ sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn người bình thường. Do những căng thẳng và tình trạng viêm khớp, viêm bên trong cơ thể đã tác động xấu đến tim.

5. Giải pháp đẩy lùi bệnh Gout

Bệnh gout không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và có thể điều trị được dựa vào chế độ ăn uống, sử dụng thuốc phù hợp. Dưới đây những cách chữa bệnh Gout mà người bệnh có thể tham khảo.

5.1. Chế độ dinh dưỡng

Để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học như:

- Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích thay vào đó nên tập thói quen uống nhiều nước.

- Tránh dùng những thực phẩm nhiều đạm như: hải sản (mực, tôm, cá, cua….), thịt bò, nội tạng động vật, thực phẩm có vị chua như dưa cải muối, chanh,…

- Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất có trong các loại rau xanh, trái cây, các thực phẩm tốt cho người bệnh gout như bắp cải, cà chua, đậu phụ.

- Duy trì thói quen vận động mỗi ngày, nên tập thể dục hoặc đi bộ, tránh ngồi một chỗ lâu ngày.

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị Gout

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị Gout

5.2. Sử dụng thuốc điều trị

Dùng thuốc để điều trị gout được cho là giải pháp tiện lợi và hiệu quả nhất. Hiện có 3 loại thường được sử dụng cho người bệnh Gout như: Allopurinol, Colchicin, Probenecid. Mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế tác động và tác dụng khác nhau trong quá trình điều trị bệnh Gout.

- Allopurinol: Là sự lựa chọn hàng đầu cho bệnh Gout, cơ chế tác động của loại thuốc này là ức chế Enzyme Xanthine Oxidase trong quá trình tạo Acid uric. Làm giảm Acid uric trong máu và nước tiểu, ngăn ngừa bệnh gout tái phát. Thường dùng kết hợp với Colchicin hoặc NSAIDs trong thời gian đầu điều trị bệnh.

- Colchicin: Thường dùng điều trị Gout cấp tái phát nhờ vào công dụng giảm đau và giảm viêm trong thời gian từ 12 – 24 giờ. Cơ chế tác động của Colchicin là giảm sự di chuyển của bạch cầu để không gây viêm, đồng thời còn giúp ổn định pH ở các khớp.

- Probenecid: Thuốc này được dùng khi tái phát Gout, thay thế cho Allopurinol ở những người bệnh kích ứng với thuốc này. Để sử dụng Probenecid hiệu quả, cần kết hợp với NSAIDs và Colchicin trong thời gian đầu điều trị. Cơ chế của thuốc là tăng sự bài tiết, làm giảm tái hấp thu acid uric ở tế bào ống lượn gần, qua đó làm giảm nồng độ Acid uric trong máu. Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng phụ gây mất nước nên người bệnh cần lưu ý bổ sung nước đầy đủ khi sử dụng thuốc.

Bên cạnh những loại thuốc đặc trị Gout nêu trên, xu hướng sử dụng các thảo dược tự nhiên nhằm cải thiện gout đang được nhiều người ưu tiên áp dụng. Trong đó, chữa bệnh gout bằng lá lốt được đánh giá cao về hiệu quả. Những thành phần quý hiếm có trong loại lá này không chỉ kiểm soát lượng acid uric tốt mà còn nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Vậy lá lốt trị gout hiệu quả như thế nào? Thực hiện công thức nào để mang lại công dụng tối ưu nhất? Để tìm được lời giải đáp chi tiết nhất, bạn hãy theo dõi thêm bài viết này nhé: Chữa Gout bằng lá lốt siêu hiệu nghiệm

Thuốc đóng vai trò kiểm soát bệnh Gout hiệu quả

Thuốc đóng vai trò kiểm soát bệnh Gout hiệu quả

Hiểu về bệnh gout và sống chung với gout một cách nhẹ nhàng, an toàn đó là cả một “tuyệt kỹ”. Đừng để những cơn đau do gout hành hạ. Đừng biến mình thành nạn nhân của bệnh Gout. Hãy cùng chúng tôi chăm sóc và bảo vệ bản thân ngay từ hôm nay. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đó là tiêu chí hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!