Thiếu ngủ tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe!

Thiếu ngủ là một trong những tác nhân ảnh hưởng lớn đến cơ thể mà nhiều người còn chủ quan. Thời gian ngủ là lúc các cơ quan được nghỉ ngơi, tiếp nạp năng lượng cho hoạt động vào hôm sau. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu ngủ, cả về mặt chủ quan và khách quan. Vậy thiếu ngủ tàn phá sức khỏe như thế nào? Khi đối mặt với vấn đề mất ngủ, thiếu ngủ chúng ta phải làm gì? Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

Mẹo chữa mất ngủ tại nhà đơn giản và hiệu quả

1. Những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thiếu ngủ

Theo một số thống kê, tỷ lệ mất ngủ, thiếu ngủ đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Khi giấc ngủ không đảm bảo chất lượng, sẽ khiến bạn mệt mỏi, mất tập trung, không chỉ gây hại cho sức khỏe mà thiếu ngủ còn làm giảm hiệu quả công việc. Tìm được nguyên nhân gây thiếu ngủ sẽ giúp việc điều trị, cải thiện đạt kết quả tốt hơn. Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp giúp bạn “cội nguồn” gây thiếu ngủ:

– Thay đổi môi trường sống, gây “lỗi nhịp” đồng hồ sinh học, chẳng hạn như đi du học, du lịch đến nước khác.

– Phòng ngủ/chỗ ngủ của bạn quá ồn ào, chúng sẽ khiến giấc ngủ của bạn bị chập chờn. Bên cạnh đó nhiệt độ quá cao hay quá thấp, ánh sáng mạnh, có mùi hương nồng,… cũng tác động đến giấc ngủ, mà đôi khi bạn không chú ý đến.

– Một số bệnh lý gây khó ngủ: Đau nhức xương khớp, viêm họng, tiểu đêm, đau đầu, cảm sốt, vừa thực hiện hóa trị/phẫu thuật,… Chúng có thể làm bạn khó ngủ mỗi tối, từ đó gây nên tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ.

Nhiều người gặp tình trạng thiếu ngủ nhưng không biết lý do

– Lối sống và chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh: Thức quá khuya, sử dụng các chất kích thích, làm việc quá sức,… Tất cả đều khiến giấc ngủ của bạn không đảm bảo, lâu dần dẫn đến thiếu ngủ trầm trọng.

– Chế độ ăn uống không hợp lý: Uống nước nhiều trước khi ngủ, ăn quá no, dung nạp các thực phẩm cay nóng,… Bạn rất dễ bị trào ngược dạ dày, đầy bụng, thức giấc vì tiểu đêm. Khiến việc đi vào giấc ngủ cũng khó khăn và ngủ không ngon giấc.

– Những ai bị áp lực về tinh thần, suy nghĩ nhiều, lo lắng vì công việc,… phần lớn đều gặp phải vấn đề thiếu ngủ.

– Tuổi tác: Được biết, nhóm người có độ tuổi từ 65 trở lên thường xuyên mất ngủ, thiếu ngủ. Cụ thể, ở độ tuổi này, tình trạng sức khỏe dần suy yếu, cơ thể “lão hóa” và một số trường hợp mắc các bệnh lý phải sử dụng thuốc đặc trị gây tác dụng phụ.

2. Điểm danh những tác hại khôn lường do thiếu ngủ gây nên

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày luôn được bác sĩ khuyên thực hiện ở mỗi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ và đôi khi nhiều người còn thờ ơ. Để bạn có cái nhìn rõ nét hơn về hậu quả mà việc thiếu ngủ mang lại, bên dưới đây là top 9 tác hại điển hình nhất, bạn có thể tham khảo qua:

– Thiếu ngủ liên tiếp trong nhiều ngày sẽ góp phần khiến cơ thể ngày một suy yếu, tỉ lệ mắc các bệnh ung thư cũng từ đó tăng cao.

– Tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến những vết thương khó lành, việc điều trị bệnh cũng bị tác động. Đặc biệt, làn da cũng rất dễ lão hóa, đối tượng là nữ phái cần lưu tâm hơn.

– Thiếu ngủ còn được xem là nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì.

– Những ai thường xuyên mất ngủ đa phần khó kiểm soát cảm xúc, nóng tính.

– Theo các chuyên gia, thiếu ngủ là một trong nhiều tác nhân hình thành những bệnh lý liên quan đến tim mạch và đái tháo đường tuýp 2.

Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, dễ mắc bệnh và khó kiểm soát cảm xúc

– Thiếu ngủ ở mức trầm trọng còn gây nên hiện tượng ảo giác, mệt mỏi, khó tập trung.

– Việc lờ đờ, phản ứng chậm sẽ khiến người thiếu ngủ giải quyết công việc kém hiệu quả, nguy hiểm khi tham gia giao thông.

– Sức đề kháng và hệ miễn dịch của những người thiếu ngủ rất yếu, khó ngăn chặn những yếu tố gây hại cho cơ thể. Vì vậy, họ dễ mắc những bệnh vặt, và quá trình hết bệnh cũng lâu hơn người thường.

– Thêm vào đó, thiếu ngủ liên tục cũng được xem là nguyên do gây ra trầm cảm, những bệnh liên quan đến tâm thần.

3. Thiếu ngủ phải làm sao?

Việc điều trị thiếu ngủ, mất ngủ càng sớm càng tốt. Vì vậy, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu thiếu ngủ, tốt nhất bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và nhận về hướng can thiệp phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo qua những gợi ý giúp ngủ ngon hơn sau đây:

– Khi cơ thể mệt mỏi, chán chường, hãy cố gắng đi ngủ ngay, giấc ngủ có thể kéo dài vài phút hoặc dài hơn.

– Người thiếu ngủ nên tạo lịch trình ngủ cố định, dễ hiểu hơn là tạo thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ vào mỗi ngày.

– Hạn chế việc ăn quá nhiều trước khung giờ đi ngủ, tốt nhất hãy dùng bữa trước đó 1 -2 tiếng.

– Nếu bạn đã cố gắng ngủ nhưng không thể chìm vào giấc ngủ, hãy thử nghe nhạc không lời, đọc sách.

Người thiếu ngủ cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

– Để nâng cao sức khỏe và ngủ dễ hơn, bạn hãy cố gắng luyện tập thể dục và chơi thể thao đều đặn, cần lựa chọn những bộ môn phù hợp với thể trạng của bản thân.

– Thiết kế phòng ngủ có độ tối phù hợp, yên tĩnh, điều chỉnh nhiệt độ vừa phải.

– Không sử dụng các thiết bị điện tử khi khó ngủ, ánh sáng xanh từ chúng sẽ khiến việc đi vào giấc ngủ của bạn gặp trở ngại.

Bài viết trên chúng tôi muốn gửi đến bạn những thông tin liên quan đến tác hại của việc thiếu ngủ. Hy vọng qua nội dung có trong bài, bạn sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng của giấc ngủ. Từ đó có cách cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, áp dụng những phương pháp để giúp chất lượng giấc ngủ được cải thiện. Bên cạnh đó, bạn có thể cân nhắc qua một số nguyên liệu tự nhiên chẳng hạn như: Cây nữ lang, lạc tiên, vông nem, long nhãn,… Trước khi thực hiện bất kỳ cách thức trị thiếu ngủ nào, bạn cần hỏi qua ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe nhé!