Chỉ trong 6 tháng đầu năm, tổng nợ xấu tại Sacombank đã phóng vút lên gấp 2 lần so với con số đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 327%, nợ nghi ngờ tăng 159% và nợ có khả năng mất vốn tăng 31%. Tổng nợ xấu tặng mạnh lên 8.226 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn chiếm đến 48% trong số đó.

Liệu số liệu nợ xấu do Sacombank công bố có đúng với thực trạng của ngân hàng nay?

Đặc biệt, trong kỳ, Sacombank trích lập dự phòng trái phiếu đăc biệt do VAMC phát hành là 1.557 tỷ đồng. Đồng thời, Sacombank đang nắm giữ số trái phiếu VAMC có mệnh giá lên đến 20.606 tỷ đồng. Như vậy, nếu tính cả số nợ xấu Sacombank đang “giấu” tại VAMC thì tỷ lệ nợ xấu thực chất tại ngân hàng nay cao hơn con số đã công bố rất nhiều.

Và mặc dù đã gửi sang VAMC, số nợ xấu khổng lồ này vẫn gây áp lực rất lớn lên hệ thống tài chính của Sacombank. Bởi lẽ, theo quy định, chi phí trích lập dự phòng là rất lớn. Đến cuối tháng 6/2023, ngân hàng này phải trích đến 16.196 tỷ đồng để dự phòng. Như vậy, tỷ lệ nợ xấu được “làm đẹp” nhưng lợi nhuận vẫn bị ăn mòn.

Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố thông báo kết luận thanh tra về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các TCTD trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2013 – 2017. Nội dung công bố cho biết đã phát hiện nhiều vi phạm. Trong đó, Sacombank đã vi phạm vượt hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2016 là 7.000 tỷ đồng.

Đồng thời, đến thời điểm thanh tra, Sacombank vẫn chưa khắc phục vi phạm sở hữu chéo với Ngân hàng TMCP Kiên Long. Ngân hàng này cũng đã góp vốn mua cổ phần Công ty CP Kinh doanh thủy sản Sài Gòn vượt quá 11% theo quy định.

Sacombank của đại gia Dương Công Minh đã “phù phép” tỷ lệ nợ xấu ra sao?

Sacombank của đại gia Dương Công Minh đã “phù phép” tỷ lệ nợ xấu ra sao?

Đặc biệt, phương án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đưa ra giải pháp, kiến nghị thực hiện kết luận thanh tra chưa đầy đủ, không tách bạch rõ những kiến nghị trong phương án tái cơ cấu sau sáp nhập và những kiến nghị tiếp tục phải thực hiện, dẫn đến báo cáo NHNN kết quả thực hiện chưa sát thực tế. Kiểm tra tại Sacombank về việc thực hiện một số kiến nghị tại kết luận thanh tra, ngân hàng này chuyển nhóm nợ thấp hơn nhóm nợ nêu tại kiến nghị kết luận thanh tra trước khi bán cho VAMC đối với 18 khoản vay, dư nợ 2.825 tỷ đồng, tương ứng với giá trị dự phòng cụ thể trích lập thiếu là 445,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sacombank và Cục II báo cáo NHNN là 18 khoản vay nêu trên đã chuyển nhóm nợ và thực hiện xong theo đúng kết luận thanh tra.

Ngoài ra, việc thực hiện một số giải pháp, kiến nghị tại phương án tái cơ cấu sau sáp nhập Sacombank còn hạn chế, thiếu sót và rủi ro như: trích lập thiếu dự phòng cụ thể trước khi bán nợ đối với khoản nợ đã bán cho VAMC là 1.958 tỷ đồng; chưa trích lập dự phòng theo quy định đối với khoản nợ xấu 4.412 tỷ đồng chưa đủ điều kiện bán nợ cho VAMC.

Theo báo cáo của Sacombank, tại thời điểm 31/12/2017, nợ xấu là 9.468 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 4,28%. Nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 19,71%, tương ứng 51.945 tỷ đồng. Đến 30/6/2018, nợ xấu của ngân hàng này là 8.137 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 3,3%. Trong đó, các khoản nợ xấu chưa đủ điều kiện bán nợ cho VAMC là 6.141 tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý thì tỷ lệ nợ xấu lên đến 17,19%, tương ứng 49.465 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số khoản nợ nhóm 1, nhóm 2 được cơ cấu gia hạn thời gian trả nợ, tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu là 1.819 tỷ đồng.

Công tác kiểm tra 13 hồ sơ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt tại VAMC cũng phát hiện vi phạm. Hồ sơ các khoản nợ của Diệp Mỹ Xuyên, Hứa Thụy Ngân Anh, Đoàn Lê Phát, Lưu Tuấn Khương và Công ty TNHH Ngân Thạnh tại Sacombank chưa đáp ứng điều kiện mua nợ theo qui định. Ngoài ra, việc Sacombank thực hiện đấu giá tài sản bảo đảm là quyền tài sản phát sinh từ Dự án Khu nhà ở Long Bình (Q.9, TP.HCM) khi chưa có ủy quyền của Công ty TNHH Ngân Thạnh là không đúng quy định tại Điều 195, Điều 431 Bộ luật Dân sự 2015.

Còn tiếp…