“Tháng này mình sẽ tiêu ít đi” - Chắc hẳn ai cũng một lần tự nhủ với bản thân câu nói trên. Thế nhưng, để thay đổi được thói quen đó không phải là điều dễ. Giải pháp duy nhất là phải thực hiện những chiến lược ngắn và dài hạn để có thể cải thiện thói quen chi tiêu của bản thân.

Từ việc sử dụng tiền mặt đến lên kế hoạch tài chính tương lai, dưới đây là một số mẹo mà tôi thấy rất hữu dụng, không chỉ với bản thân mình – một nhà trị liệu tài chính với kinh nghiệm 17 năm – mà còn đối với khách hàng của tôi:

1. Hãy luôn để tiền mặt trong ví

Khi thanh toán thẻ tín dụng, tôi luôn rút ra một khoản tiền mặt nhỏ để vào ví của mình. Mục đích là vào cuối tuần, tôi còn lại càng nhiều tiền càng tốt.

Thanh toán qua thẻ tín dụng hay qua các ứng dụng thường rất tiện lợi. Mặc dù vậy, sử dụng tiền mặt sẽ giúp chúng ta hình dung và điều chỉnh cách chi tiêu của bản thân một cách hợp lí.

Tôi luôn tuân thủ quy tắc này. Trừ trường hợp tôi phải chi một khoản đặc biệt, trong ví của tôi luôn có khoảng 20 đến 40 USD, một hoặc hai chiếc thẻ tín dụng, thẻ quà tặng, bằng lái xe, danh thiếp và danh sách Post-it với 3 mục tiêu về cách sử dụng tiền.

2. Hiểu rõ những thói quen của bản thân

Để hiểu rõ thói quen của bản thân, bạn cần xác định “mối quan hệ” của mình với tiền bạc:

- Cảm xúc của bạn có thể ảnh hưởng đến quyết định mua bán.

- Cách bạn định giá đồng tiền và những gì bạn mua.

Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua một thứ gì đó. Bạn cảm thấy thế nào nếu mua món đồ này? Bạn thực sự muốn sở hữu nó hay đơn giản chỉ là cách xả stress?

Tiếp đến, hãy nghĩ về thứ bạn mua và lý do mà bạn mua nó. Bạn thuộc tuýp sẽ mời mọi người bữa trưa hay sẽ dành số tiền đó để mua món đồ "hot" nhất?

Khi bạn nhận thức được những điều này, nó chắc chắn sẽ giúp bạn tránh khỏi việc chi tiêu quá đà.

3. Hãy tạm dừng

Mua bán ngẫu hứng – đó là cách biến những khoản tiền nhỏ dần dần trở thành một số tiền khổng lồ. Để tránh tình trạng này, tôi đã đặt ra quy tắc “ngừng mua sắm” trong vòng 24 tiếng.

Nói “không” quả thực rất khó, đặc biệt khi “có” đã trở thành câu cửa miệng của mỗi người. Nhưng “Để ngày mai mua” lại là một giải pháp dễ dàng hơn rất nhiều. Một chút thời gian này sẽ được dành để suy ngẫm về mục đích và sự cần thiết của việc mua hàng, không còn là mua sắm “tự phát”.

Chuyên gia tâm lý tài chính chia sẻ thứ thường để trong ví và 6 cách tiết kiệm tiền - Ảnh 1.

Amanda Clayman thường để tiền mặt trong ví. Ảnh: Twenty20

4. Hứng thú với các mục tiêu của bạn

Theo Điều tra Sức khỏe Tài chính gần đây của Prudential, 50% người Mỹ cho hay, họ cảm thấy khả năng biến đổi tài chính của họ là cố định. Điều này có nghĩa là cho dù tương lai có thế nào, họ cũng không thể nào thay đổi tình hình tài chính hiện tại.

Cách tốt nhất giúp bạn không nản lòng là hình dung ra một tương lai bản thân muốn và đặt cho mình những mục tiêu cố định. Một khi cắt giảm được chi tiêu, bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm.

Viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất của bạn và đặt nó ở nơi mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy. Mỗi ngày, nó sẽ nhắc nhở bạn về những mục tiêu kia và thay đổi tích cực thói quen chi tiêu của mình.

Ví dụ, mục tiêu lớn nhất của tôi là nghỉ hưu. Nhưng tôi không tin vào những con số hưu trí được đưa ra bởi các chuyên gia vì đối với tôi, nó khá trừu tượng.

Vì vậy, tôi đã tạo ra một “ngân sách hưu trí” bằng cách lên kế hoạch về nơi tôi muốn sống, những thứ mà tôi muốn làm và dành ra một khoản tiền cho chi phí chăm sóc sức khỏe.

Cách làm này đã giúp tôi đạt được “một con số” mà bản thân cảm thấy khá hài lòng. Từ đó, việc điều chỉnh thói quen tiêu dùng của tôi trở nên khá dễ dàng.

5. Hãy “thấu hiểu” tiền bạc của mình

Lờ đi cảm giác “tội lỗi” khi tiêu tiền là phản ứng hoàn toàn bình thường. Việc tránh xem các hóa đơn hay sao kê ngân hàng cho đến khi thực sự cần thiết. Tất nhiên cách làm này chỉ là giải pháp tạm thời.

Bài học mà tôi rút ra được đó là càng cẩn thận với tiền bạc của mình, bạn sẽ càng trở nên tự tin và có khả năng thay đổi những mong muốn trong cuộc sống của mình.

6. Biến “Thanh toán tự động” thành người bạn thân

Thanh toán tự động một số khoản chi tiêu cũng là một giải pháp. Một khoản tiền được thanh toán định kỳ sẽ giúp bạn khỏi đắn đo mỗi ngày. Tôi khá thích cách làm này vì nó sẽ cho bạn một bức tranh toàn cảnh về các chi phí hàng tháng, giúp việc chi tiêu của bạn trở nên linh hoạt hơn.

Theo Hương Giang

NDH