TS, bác sĩ Trịnh Thị Bích Huyền, Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, dịch Covid-19 đang làm tăng nguy cơ

Nhiều thanh thiếu niên nghiện game do chơi game, lên mạng nhiều để giải tỏa căng thẳng khi bị cách ly, không được tiếp xúc, giải trí với bạn bè. Ảnh minh họa Istockphoto.

Nghiện game vì lên mạng để giải tỏa căng thẳng

Phân tích về sức khỏe tâm thần khi nghiện game trong mùa dịch Covid-19, TS Huyền cho biết, do phải cách ly, tránh tụ tập đông và không được tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời người nên nhiều người chơi game như một biện pháp để giải tỏa căng thẳng, stress…

Ngoài ra, những hoạt động tương tác hàng ngày bị hạn chế bởi những biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang làm cho mọi người không thể trò chuyện với nhau, không thể biểu lộ cảm xúc với nhau qua nét mặt, qua sự biểu cảm.

Việc chơi game trở thành một biện pháp giải tỏa căng thẳng, có thể trở thành nghiện game nếu bị lạm dụng quá mức.

Việc trường học đóng cửa, có khi ngừng hẳn hoạt động, học sinh học online, các cơ quan tổ chức đều tổ chức các hoạt động online, làm việc online …làm hạn chế nhiều sự tương tác về mặt xã hội trong thời kỳ đại dịch.

Việc không đến trường và không được tham gia vào các hoạt động, sử dụng quá nhiều thời gian để làm việc với các phương tiện như điện thoại, máy tính trong một căn phòng chỉ có một mình khiến học sinh, sinh viên dễ rơi vào trạng thái nghiện game lúc nào không biết.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ nghiện game trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Trong mùa dịch Covid-19, khi con ở nhà nhiều, cha mẹ bận rộn nên thường quẳng cho con 1 cái điện thoại dễ dẫn đến con nghiện game. Ảnh minh họa Istockphoto.

"Bố mẹ cũng quá bận rộn với công việc và việc nhà nên ít có thời gian quản lý thời gian online của con, thường thả con 1 mình 1 máy tính nên dễ dẫn đến việc trẻ em lạm dụng sử dụng máy tính, dẫn đến nghiện game", TS Huyền chia sẻ.

Theo TS Huyền, đã có không ít thanh niên, trẻ em sau khi nghiện game đã dẫn đến rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, việc bỏ học, học hành sa sút, sinh hoạt đảo lộn, ảnh hưởng đến sinh hoạt về mọi mặt.

Dấu hiệu một người nghiện game

Theo TS Huyền, một người nghiện game thường có các biểu hiện:

- Cảm thấy bồn chồn, bứt rứt, khó chịu trong người nếu không được chơi game.

- Nói dối bạn bè hoặc gia đình khi được hỏi về thời gian chơi game.

- Không tiếp xúc, tránh giao lưu với người khác để giành thời gian chơi game.

- Những triệu chứng về cơ thể như mệt mỏi, đau đầu, hội chứng ống cổ tay do sử dụng quá mức chuột máy tính, lười vệ sinh cá nhân.

- Nghiện game có thể làm ảnh hưởng đến nghề nghiệp, học tập và tài chính của người bệnh.

- Sinh viên phải thi lại môn, học lại môn, có thể phải thôi học vì nợ quá nhiều môn.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ nghiện game trong mùa dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Nghiện game khiến trẻ dán chặt vào màn hình bê trễ học hành. Ảnh minh họa Istockphoto.

Để phòng ngừa nghiện game trong mùa dịch Covid-19

TS Huyền cho biết, với những trẻ có nguy cơ nghiện game, cần theo dõi thói quen chơi game của trẻ: về thời gian chơi, trò chơi, thói quen đi ngủ và mức độ cô lập, hạn chế giao tiếp về xã hội…

Việc tuân thủ theo các biện pháp phòng dịch một cách nghiêm túc phải được đảm bảo nhưng nên có các hoạt động tương tác giữa học sinh, ví dụ có những cuộc trao đổi, gặp mặt online hoặc tham gia vào những chương trình tự học…

"Bố mẹ cần phải dành thời gian để tương tác với con như theo dõi và quy định giờ chơi game của trẻ, đặc biệt là về giấc ngủ. Nhiều trẻ ngủ phòng riêng và chơi game suốt đêm, không kiểm soát được giờ giấc.

Khuyến khích trẻ tham gia những hoạt động ngoài trời ngay tại khu vực nhà mình như đi bộ tập thể dục, đánh bóng bàn, cầu lông, chơi cá ngựa, cờ vua, cờ tướng...", TS Huyền khuyến cáo.

"Nghiện game sẽ làm thay đổi lối sống của người nghiện, rối loạn nề nếp sinh hoạt, ăn uống thất thường, ngủ ít, ít giao tiếp, suy nghĩ, tình cảm đều chìm đắm trong thế giới ảo.

Lâu dần cơ thể của người nghiện game sẽ bị suy nhược hoặc biến đổi nhận cách như có các hành vi bất thường, hay cáu giận, hung hãn. Người nghiện game học hành bê trễ, không giao lưu, kết bạn, đầu óc lơ mơ trong thế giới game cũng không làm gì "nên hồn".

Nghiện game là căn bệnh tâm thần ngày càng phổ biến trong giới trẻ. Có trẻ giống như "dính chặt" vào màn hình, trở thành 1 phần của của trò chơi, cha mẹ gọi gì cũng không nghe thấy. Có trẻ lảm nhảm với những nhân vật trong game. Nếu cha mẹ ngăn cấm, cách ly trẻ với máy tính thì trẻ đập phá, la hét điên cuồng".

Bác sĩ La Đức Cương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1