Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank – mã CK: ABB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với thu nhập lãi thuần tăng 9% so với cùng kỳ, đạt hơn 951 tỷ đồng. Lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 188,9 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính, trong quý 4/2022, ABBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế riêng lẻ giảm 351 tỷ đồng, tương đương với 102% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận lũy kế riêng lẻ trong quý đạt 1.353. tỷ đồng, giảm 235 tỷ đồng, tương đương giảm 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất tại ABBank tại quý 4/2022 cũng giảm 321 tỷ đồng, tương đương giảm 114% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận lũy kế sau thuế đạt 1.375 tỷ đồng, giảm 203 tỷ đồng, tương đương 13% so với cùng kỳ.

Tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của ABBank tăng 8% so với đầu năm, lên mức 130.161 tỷ đồng. Cho vay khách hàng đạt 82.010 tỷ đồng.

Xem thêm: ABBank: Lỗ nhiều mảng, lợi nhuận quý 3 sụt giảm 79% Quý 3, ABBank có lợi nhuận trước thuế giảm 80%, nợ xấu tăng ABBank báo lãi quý 3 lao dốc 79%, trích lập dự phòng tăng

no-xau-tai-abbank-1676962601.jpg

Nợ xấu tại ABBank tăng ở các nhóm lên hơn 2.270 tỷ đồng, đặc biệt nợ có khả năng mất vốn đạt 1.400 tỷ đồng, tăng hơn 540 tỷ so với cùng kỳ

Chất lượng nợ xấu của ngân hàng lại đi xuống. Tổng nợ xấu tính đến cuối năm 2022 lên đến gần 2.366 tỷ đồng, tăng 46% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tương ứng tăng từ 2,34% đầu năm lên 2,88%. Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn của ABBank đã tăng 63% so với đầu năm lên hơn 1.400 tỷ đồng.

Tổng số thuế ABBank phải nộp trong quý 4/2022 là hơn 113 tỷ đồng. Trong đó, thuế TNDN đạt 96 tỷ đồng, thuế GTGT đạt 12 tỷ đồng, các loại thuế khác đạt gần 5 tỷ đồng.

Giải trình về biến đổi lợi nhuận thụt lùi tại quý 4/2022, ABBank cho biết, do thu nhập từ hoạt động kinh doanh trái phiếu Chính phủ trong năm 2022 giảm là do biến động lãi suất thị trường. Ngoài ra, kết quả kinh doanh ngoại hối của ngân hàng này cũng giảm so với kỳ trước do chịu rủi ro về biến động tỷ giá.

Lợi nhuận thụt lùi, ABBank liên tục thay đổi Tổng giám đốc

Có thể nói, ABBank là một trong những ngân hàng có biến động lớn nhất về ghế người điều hành.

Cụ thể, đầu năm 2023, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP An Bình đã có quyết định cử bà Lê Thị Bích Phượng - Phó Tổng Giám đốc đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc ABBank thay ông Nguyễn Mạnh Quân kể từ ngày 30/01/2023.

abb-1676962596.jpg

Bà Lê Thị Bích Phượng chính thức đảm nhận Quyền Tổng giám đốc ABBANK từ 30/01/2023.

Ông Nguyễn Mạnh Quân thôi đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc ABBANK theo nguyện vọng cá nhân nhưng sẽ tiếp tục tham gia công tác điều hành ở vị trí Phó tổng Giám đốc thường trực ABBANK.

Việc Hội đồng Quản trị ABBank cử bà Lê Thị Bích Phượng đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc thể hiện ưu tiên tăng cường công tác điều hành kinh doanh theo chiến lược bán lẻ và thúc đẩy kinh doanh trên nền tảng số, đặc biệt trong giai đoạn chuyển đổi, thực thi các mục tiêu trung hạn giai đoạn 2021-2025 với định hướng lấy Khách hàng làm trọng tâm.

Trước đó, ngày 3/3/2022, Hội đồng quản trị ABBANK đã ra quyết định giao ông Nguyễn Mạnh Quân hiện là Phó tổng Giám đốc thường trực là người đảm nhận nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng giám đốc ABBANK, sau khi chấp thuận đơn từ nhiệm chức danh Tổng giám đốc của ông Lê Hải vì nguyện vọng cá nhân.