kinh-doanh-am-1674172624.jpg

Trong quý IV/2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 183,24 tỷ đồng, giảm 78% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 104,39 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 87,03 tỷ đồng, tức giảm 191,42 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 39,2% về còn 16%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp giảm 91% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 296,72 tỷ đồng về 29,4 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 0,14 tỷ đồng lên 55,27 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 11,8% so với cùng kỳ, tương ứng giảm 6,5 tỷ đồng về 48,73 tỷ đồng; lợi nhuận khác ghi nhận lỗ 21,05 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 92,01 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Công ty cho biết doanh thu giảm chủ yếu do doanh thu bất động sản giảm 99% và doanh thu xây dựng giảm 71% trong quý cuối năm 2022.

Được biết, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương vừa trải qua hai quý có lãi liên tiếp, Công ty lại quay lại lỗ trong quý cuối năm 2022. Trước đó, trong quý I/2022, Công ty ghi nhận lỗ 108,87 tỷ đồng.

Lũy kế trong năm 2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương ghi nhận doanh thu đạt 2.487,75 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 39,57 tỷ đồng, giảm 68,2% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Kinh doanh và Phát triển Bình Dương đặt kế hoạch tổng doanh thu 2.889,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 139,26 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2022, Công ty không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm và chỉ đạt 28,4% kế hoạch năm.

Xét về dòng tiền, trong năm 2022, dòng tiền kinh doanh chính ghi nhận dương 183,2 tỷ đồng so với cùng kỳ ghi nhận âm 43,5 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư ghi nhận dương 91,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính ghi nhận âm 144,1 tỷ đồng, chủ yếu do trả cổ tức cho cổ đông.

Tài sản bất ngờ giảm 1.402 tỷ đồng trong năm 2022

Tính tới 31/12/2022, tổng tài sản của Kinh doanh và Phát triển Bình Dương giảm mạnh 26,8% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.402 tỷ đồng về 3.837,8 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tài sản dở dang dài hạn ghi nhận 1.610,5 tỷ đồng, chiếm 42% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận 834,4 tỷ đồng, chiếm 21,7% tổng tài sản; các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 551,6 tỷ đồng, chiếm 14,4% tổng tài sản; tồn kho ghi nhận 404,4 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng tài sản và các khoản mục khác.

Điểm đáng lưu ý, trong kỳ, tồn kho giảm 77,9% so với đầu năm, tương ứng giảm 1.421,93 tỷ đồng về 404,37 tỷ đồng; tài sản dở dang dài hạn giảm 27,2% so với đầu năm, tương ứng giảm 600,8 tỷ đồng về 1.610,5 tỷ đồng.

Công ty thuyết minh tồn kho giảm chủ yếu do chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang giảm từ 1.651,9 tỷ đồng về 211.2 tỷ đồng, tức giảm 1.440,7 tỷ đồng. Tuy nhiên, Công ty không hề thuyết minh các dự án nào giảm.

Ngoài ra, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang giảm chủ yếu do dự án phố Sông Cấm không còn ghi nhận so với đầu năm ghi nhận 405,2 tỷ đồng. Công ty cho biết, dự án phố Sông Cấm, Công ty đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty VSIP Hải Phòng theo hợp đồng ngày 16/9/2022 để phát triển và kinh doanh dự án. Dự án sẽ triển khai kinh doanh và bàn giao trong giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2025.

Thêm nữa, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn có dấu hiệu giảm nhẹ 0,1% so với đầu năm, tương ứng giảm 2,2 tỷ đồng về 1.703,8 tỷ đồng. Trong đó, mặc dù nợ vay giảm nhẹ nhưng do quy mô tài sản giảm mạnh, tỷ trọng nợ vay trên tổng nguồn vốn bất ngờ tăng từ 32,6% lên 44,4%.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/1, cổ phiếu TDC tăng trần 750 đồng lên 11.800 đồng/cổ phiếu.