Giá cà phê hôm nay 20/3: dsjfbvs
Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 19/3). (Nguồn: ohman.vn)

Giá cà phê hôm nay 20/3

Tuần qua giá cà phê liên tục đảo chiều với biên độ lớn. Giá cà phê hưởng lợi khi dòng vốn đầu cơ quay trở lại khi giá vàng tiếp tục sụt giảm trước tin đồn Nga sẽ xả kho vàng dự trữ để cứu tỷ giá đồng Ruble lao dốc do các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tư vấn của ngân hàng Rabobank, thị trường cà phê cũng lại chịu sức ép khi các báo cáo cho thấy lượng tồn kho tại sàn giao dịch ICE US – New York đã vượt ngưỡng tâm lý và các nước sản xuất cà phê robusta chính như Brazil và Indonesia bắt đầu bước vào vụ thu hoạch mới năm nay.

Trong khi đó, khả năng giá trung bình tại London có thể về dưới mức 1.900 USD/tấn là không loại trừ do tiêu thụ sụt giảm vì dịch bệnh Covid-19 và các căng thẳng địa chính trị.

Đóng cửa phiên giao dịch tuần này (18/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London đồng loạt tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 28 USD (1,31%), giao dịch tại 2.167 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 23 USD (1,09%) giao dịch tại 2.136 USD/tấn. Khối lượng giao dịch rất thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 3,95 Cent (1,83%), giao dịch tại 220,05 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3,65 Cent (1,69%), giao dịch tại 219,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng 400 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 19/3).

 

 

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.222

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.800

+ 400

LÂM ĐỒNG

41.200

+ 400

GIA LAI

41.700

+ 400

ĐẮK NÔNG

41.700

+ 400

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Hiện tại, người trồng cà phê khu vực Tây Nguyên đang tất bật tưới cà phê để cung cấp đủ nước cho cây nở bông trong niên vụ mới, trong bối cảnh giá dầu, phân bón tăng cao. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của bà con trong niên vụ tới.

Theo Reuters, căng thẳng Nga-Ukraine leo thang càng khiến nguồn cung phân bón eo hẹp, kéo theo giá mặt hàng này ngày càng tăng. Dịch Covid-19 vốn đã đẩy giá phân bón tăng 2 - 2,5 lần so với trước đại dịch. Cộng thêm yếu tố căng thẳng Nga-Ukraine càng khiến nguồn cung khan hiếm và sẽ tiếp tục bị đẩy lên cao.

Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam (Vicofa) cho rằng, sản lượng năm 2022 sẽ thấp hơn do năng suất thấp, vỏ quả đẹp nhưng không có nhân bên trong hoặc nhân rất bé, người dân không có tiền để đầu tư chăm sóc vườn cây. Sản lượng cà phê niên vụ 2020 – 2021 đạt 1,62 triệu tấn, giải quyết một triệu việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, do thiếu nhân công thu hái nên tỷ lệ hái quả xanh rất cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng hạt cà phê. Thêm vào đó là thời tiết mưa nhiều, cà phê không phơi sấy được.

Thị trường hiện đang lo ngại nhu cầu tiêu thụ giảm, chi tiêu bị thắt chặt trong ngắn và trung hạn đã thúc đẩy các nhà đầu cơ mạnh tay thanh lý khiến giá cà phê arabica New York giảm xuống mức thấp 2 tháng, trong khi giá cà phê robusta London ngấp nghé ngưỡng tâm lý 2.000 USD/tấn.

Dự kiến đà giảm giá cà phê vẫn còn khi áp lực nguồn cung vẫn còn nguyên. Bên cạnh đó, chi phí vận tải, giá xăng dầu và phân bón liên tục tăng cao có thể ăn mòn lợi nhuận của người trồng cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu.

Ngoài ra, nguồn cung cà phê thế giới trong ngắn hạn được bổ sung từ Brazil khiến giá cà phê thế giới có thể giảm. Điều này cũng tác động trực tiếp đến giá cà phê trong nước.

Reuters đã đưa ra dự báo, giá cà phê robusta sẽ về dưới mức 2.000 USD/tấn trong quý II/2022, khi Brazil vào thu hoạch cà phê robusta vụ mới và đẩy mạnh bán ra. Tuy nhiên, về dài hạn giá cà phê sẽ tiếp tục đà tăng do nguồn cung hạn chế và nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi giúp thúc đẩy nhu cầu.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất cơ bản sẽ có tác động tích cực lên giá hàng hóa. Bên cạnh đó, thị trường đặt kỳ vọng lớn vào châu Âu và Mỹ mở cửa trở lại sẽ hỗ trợ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu.