Giá cà phê hôm nay 17/3: sdasdf
Giá cà phê trong nước giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (16/3).

Giá cà phê hôm nay 16/3

Hôm qua - "Ngày siêu thứ Tư", các thị trường hàng hóa tập trung sự chú ý vào các phiên họp của Ủy Ban Chính sách Tiền tệ (Copom) Brazil và Ủy ban Thị trường Mở (FOMC) thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Thị trường giao dịch trong chờ đợi phán quyết về chính sách tiền tệ từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Việc Fed gần như chắc chắn thông báo về việc tăng lãi suất quỹ liên bang, phạm vi lãi suất cơ bản vào cuối cuộc họp hôm qua, với khả năng nâng lãi suất cơ bản USD lên thêm 0,25% và thêm 0,5% tại phiên họp chính sách tháng 5 là động thái thắt chặt chính sách đầu tiên kể từ năm 2018. Và điều đó đã được thị trường dự báo từ trước. Copom – Brazil thì sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng Real lên thêm 1%. Giới đầu cơ trên khắp các thị trường đã làm gì trước việc các nền kinh tế thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế để ngăn chặn lạm phát vượt mức…?

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/3, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London đồng loạt tăng rất mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 72 USD (3,46%), giao dịch tại 2.153 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 73 USD (3,56%) giao dịch tại 2.126 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp dưới trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng rất mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 7,1 Cent (3,36%), giao dịch tại 218,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 7,2 Cent (3,42%), giao dịch tại 218,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (16/3).

 

 

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.136

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

40.500

- 500

LÂM ĐỒNG

39.900

- 500

GIA LAI

40.400

- 500

ĐẮK NÔNG

40.400

- 500

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Về thị trường xuất khẩu của cà phê Việt Nam, tháng 2/2022 so với tháng 2/2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh, trong khi xuất khẩu sang Đức, Italy, Mỹ, Nga, Tây Ban Nha, Philippines và Hàn Quốc giảm.

Tính chung hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang hầu hết các thị trường truyền thống tăng so với cùng kỳ năm 2021, ngoại trừ Italy, Mỹ, Hàn Quốc, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Nga là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê Việt Nam đứng 7, nhưng tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Nga chỉ chiếm 4,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước. Bởi vậy khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine sẽ tạo ra một cơ hội thay đổi rất lớn trong kinh tế. Việc xuất khẩu cà phê vào thị trường Nga cần phải đặt lên bàn cân với châu Âu.

Đây cũng là thời điểm quan trọng để các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê lên kế hoạch cụ thể để chuyển hướng tập trung mạnh hơn vào thị trường EU.

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và được xuất khẩu chủ yếu sang EU, Mỹ, Đông Nam Á (theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương). Trong đó, EU hiện là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất trên thế giới, cũng là thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam lớn nhất và chiếm hơn 16% thị phần.

Đặc biệt, với cam kết gỡ bỏ hàng rào thuế quan nhờ Hiệp định EVFTA, cơ hội mở rộng thị trường cà phê Việt Nam tại EU là rất tiềm năng khi có 93% dòng thuế về 0%. Trong đó, sản phẩm được hưởng lợi nhất chính là cà phê chế biến. Ngoài ra, EU đã cam kết bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam liên quan tới cà phê. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thị trường lớn khác như Brazil, Colombia, Nam Mỹ, cà phê Việt Nam cần có lựa chọn đúng đắn về thị trường mục tiêu.