Giá cà phê hôm nay 20/2:
Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/2). (Nguồn: Freepik)

Giá cà phê hôm nay 20/2

Giá cà phê trên cả hai sàn sụt giảm sau khi các giới đầu cơ đã hoàn tất hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 3 và tiếp tục thanh lý vị thế ròng hiện đang nắm giữ. Tồn kho đạt chuẩn trên cả 2 sàn vẫn thấp là yếu tố neo giá cà phê không bị tụt quá sâu, trong khi thị trường dự kiến nguồn cung sắp tới sẽ rất dồi dào do Brazil và Indonesia bước vào thu hoạch vụ robusta mới năm nay.

Sàn New York tiếp tục giảm khi kỳ hạn tháng 5 bắt đầu trở thành tháng giao ngay. Phần lớn giới đầu cơ rút ra đứng bên ngoài để chờ đợi nghe ngóng thêm tin tức khiến khối lượng thương mại trên sàn giảm mạnh.

Ghi nhận vào giờ đóng cửa thị trường tuần này, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 18 USD (0,79%), giao dịch tại 2.271 USD/tấn. Giá robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 19 USD (0,84%), giao dịch tại 2.255 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm mạnh 4,65 Cent (1,86%), giao dịch tại 246,00 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 4,45 Cent (1,79%), giao dịch tại 244,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước giảm 400 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 19/2).

 

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.310

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.400

- 400

LÂM ĐỒNG

40.800

- 400

GIA LAI

41.300

- 400

ĐẮK NÔNG

41.300

- 400

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Tồn trữ cà phê thế giới đã giảm kể từ tháng 9 do chi phí vận chuyển tăng cao và thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng ở Brazil, nước trồng và xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Tồn trữ giảm là mối lo ngại lớn vì các quốc gia sẽ phải xuất kho dự trữ của mình khi không nhận đủ hàng mới từ nước ngoài. Đó là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang vượt quá nguồn cung, là điều kiện để giá còn tăng nữa, giữa bối cảnh lạm phát giá lương thực, thực phẩm đang gia tăng trên toàn cầu.

Nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, Brazil, năm ngoái đã chứng kiến ​​ phần lớn diện tích cà phê bị hư hại do băng giá, đẩy giá cà phê giữa năm ngoái tăng lên mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ.

Dự báo về sản lượng cà phê Brazil của vụ mùa năm ngoái và vụ mùa năm nay vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Tuy vậy, thị trường vẫn quan tâm năm nay là vụ được mùa theo chu kỳ “hai năm một” ở Brazil.

Thông tin tiêu cực từ căng thẳng địa chính trị ở Ukraina và chính sách tiền tệ sắp tới nhằm ngăn chặn lạm phát, khiến nhà đầu tư lo ngại thị trường có nhiều rủi ro hơn, đã làm chứng khoán Mỹ sụt giảm liên tiếp và USDX bật tăng trở lại. Dòng vốn đầu cơ tiếp tục tìm đến các tài sản trú ẩn an toàn.

Các chuỗi cà phê như Luckin Coffee và Tim Hortons đã tăng giá đồ uống của họ ở Trung Quốc, trong khi gã khổng lồ Starbucks của Mỹ “đổ lỗi” cho nhiều yếu tố như chi phí hoạt động cao hơn. Theo đó, những công ty sản xuất cà phê lớn nhất Trung Quốc vừa qua đã tăng giá từ 1 Nhân dân tệ (0,16 USD) đến 3 Nhân dân tệ (0,47 USD) cho sản phẩm đồ uống của mình.

Starbucks cho biết, họ đã điều chỉnh giá một số mặt hàng vào thứ Tư (16/2) sau khi đánh giá toàn diện và xem xét nhiều yếu tố như chi phí hoạt động, trong lần tăng đầu tiên kể từ năm 2018. Một ly Starbucks Americano hiện có giá 30 Nhân dân tệ (tương đương 4,80 USD), trong khi trước đó là 28 Nhân dân tệ. Tuy nhiên, giá hạt cà phê đóng gói và cà phê đóng lon không bị ảnh hưởng.

Giám đốc điều hành Kevin Johnson cho biết, Starbucks đã tăng giá thực đơn vào tháng 10 và tháng 1 và có kế hoạch tăng thêm vào năm 2022, một phần để bù đắp chi phí lao động và hàng hóa tăng cao, nhưng ông không nêu cụ thể từng sản phẩm.

Mặc dù là một quốc gia có truyền thống uống trà, nhưng Trung Quốc là một trong những thị trường cà phê phát triển nhanh nhất thế giới, với gần 110.000 cửa hàng ở các thành phố lớn, song vẫn thua Mỹ và châu Âu. Dữ liệu chính thức cho thấy, thị trường cà phê của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ hàng năm là 15% trong năm 2018, so với mức trung bình toàn cầu là 2%, theo trang BusinessDay.