nhung-ty-phu-1653886419.jpg

1. BILL GATES – Tỷ phú “trụ hạng”

* Thất bại: Tạo ra cỗ máy không hoạt động đượcTrước khi trở thành người giàu nhất thế giới và sở hữu Xanadu 2.0 (“Ngôi nhà của gia đình Bill Gates”), một khu biệt thự được máy tính hóa với hệ thống đèn điện, âm nhạc và nhiệt độ cảm biến theo trang phục của khách, Bill Gates đã từng là một doanh nhân thất bại.
Công ty đầu tiên của ông là Traf-O-Data, mục đích là để “đọc các dữ liệu thô từ các máy đếm lưu lượng giao thông và tạo ra các báo cáo gửi tới các kỹ sư giao thông.” Sản phẩm của công ty là Traf-O-Data 8008, một thiết bị có thể đọc các đoạn băng giao thông, xử lý dữ liệu, giúp cải thiện tình hình giao thông. Bill & cộng sự đã cố gắng bán dịch vụ xử lý cho chính quyền địa phương, nhưng bản demo đầu tiên đã thất bại bởi máy móc “không hoạt động được”, Gates nhớ lại.

* Làm gì sau thất bại? Paull Allen, cộng sự của Gates đã tóm tắt lại: “Mặc dù Traf-O-Data không thực sự thành công nhưng nó là hạt giống giúp chúng tôi chuẩn bị cho sản phẩm đầu tiên của Microsoft vài năm sau đó.” Đchính xác là những gì mà họ đã làm. Họ tiếp tục cố gắng và Microsoft đã trở thành công ty phần mềm dành cho máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.


* Bài học Thất bại là thông tin phản hồi. Lắng nghe & chỉnh sửa sẽ giúp bạn tới gần thành công hơn.


2. JAMES DYSON – “Thomas Edison” thời hiện đại

Phần lớn mọi người nghĩ rằng những nhà phát minh sinh ra đã là nhà phát minh, với tài năng thiên bẩm. Có thể là thành phần gen của họ khác với chúng ta chăng? Trên thực tế là ngược lại. Nhà phát minh là do rèn luyện; họ là những “học sinh chăm chỉ”.

Công ty của ngài James Dyson hiện giờ là một doanh nghiệp thành công mang tầm cỡ thế giới, bán loại máy hút bụi không có túi đựng cho trên 50 công ty. Nó giúp ông trở thành một tỷ phú. Thế nhưng ông đã từng thất bại rất nhiều lần trước khi có thể chạm được tới thành công ngày hôm nay.

* Thất bại: 5127 thất bại của “Edison thời hiện đại”Thực tế là, ông đã tạo ra 5127 mẫu máy hút bụi và tất cả trong số chúng đều có thể coi là “nhưng nỗ lực thất bại”. Ông dành tới 15 năm để hoàn thiện sản phẩm của mình trước khi đưa DCO1 vào thị trường năm 1993. Chiếc máy hút bụi hoạt động dựa trên nguyên tắc tách luồng xoáy được cấp bằng sáng chế, đó là lý do vì sao nó không cần một cái túi đựng. Sáng chế này nhận được rất nhiều phản hồi tốt.“Không thể đếm được bao nhiêu lần một nhà phát minh có thể từ bỏ một ý tưởng của mình. Vào thời điểm tôi tạo ra mẫu thứ 15, đứa con thứ 3 của tôi chào đời. Khi mẫu thứ 2627 ra đời, vợ tôi và tôi đã phải tích cóp từng đồng một. Và lần thứ 3727 là khi vợ tôi đã phải mở lớp dạy vẽ để kiểm thêm thu nhập. Đó là những thời kỳ khó khăn và mỗi thất bại lại đưa tôi đên gần hơn với cách giải quyết vấn đề.”


* Làm gì sau thất bại? Giống như Edison, sau một loạt thật bại, James Dyson sau đó đưa ra một trong những máy hút bụi (xoáy) đầu tiên & sản xuất hàng loạt trên thế giới. Chỉ trong vòng 18 tháng nó đã trở thành sản phẩm được bán ra nhiều nhất tại Anh và hiện nay, Dyson nắm giữ hơn 4,000 bằng sáng chế ứng dụng, bao gồm 500 phát minh.”


* Bài học – Thất bại là “chuyện nhỏ” & người vượt khó là người thành côngNhững nhà phát minh là những người thất bại nhiều nhất mà bạn từng gặp. Thất bại là con đường duy nhất giúp bạn tạo nên một thứ mới mẻ. Những nhà phát minh thực sự thậm chí không coi đó là “thất bại”. Như Thomas Edison đã từng nói: “Tôi không thất bại mà tôi chỉ là tìm thấy 10000 cách làm không hiệu quả.” Ngài James Dyson, người sáng lập của công ty Dyson đã thực sự khắc cốt ghi tâm nguyên tắc này.Do vậy, nếu bạn muốn tạo nên cái gì đó, thì cách mà bạn nhìn nhận thất bại sẽ quyết định liệu bạn có thể thành công hay không.


3. Steve Jobs – Da Vinci thời Phục hưng của giới công nghệ

Chúng ta đều biết tới Steve Jobs như một hình mẫu doanh nhân tiêu biểu, một thiên tài đằng sau những sản phẩm bán chạy nhất như iPod, iPad, iPhone hay MacBook. Ông là hình tượng doanh nhân có ảnh hưởng nhất trong thời đại của chúng ta và ông sẽ mãi mãi được nhớ tới như là Da Vinci của thời kỳ phục hưng trong thế giới công nghệ.

* Thất bại: Tạo ra sản phẩm “không ai mua”Điều chúng ta ít biết về Steve Jobs là những phát minh không mấy thành công của ông. Dù tin hay không thì Apple đã từng sản xuất những sản phẩm như vậy. Lisa là 1 trong những sản phẩm như thế. Jobs đã từng tiêu tốn hàng triệu đô la vào việc phát triển Lisa nhưng đổi lại, chỉ bán được 175 chiếc. Chính sự thất bại hoàn toàn của việc phát triển Lisa đã khiến Steve Jobs bị sa thải ra khỏi công ty mà chính ông thành lập cũng như gây dựng nền móng của Apple 1.


* Làm gì sau thất bại? Jobs đã tiếp tục thành lập công ty khác: NeXT. Công ty này cũng đã phải đóng cửa do những vấn đề về phần cứng trong sản phẩm. Tuy nhiên bộ phận phát triển phần mềm được bán lại cho Apple và Jobs quay lại điểm xuất phát của mình. Jobs quay trở lại điều hành Apple và cho ra đời những sản phẩm đột phá, những ý tưởng công nghệ giải trí không ai ngờ tới vào thời điểm đó, đem lại thời hoàng kim cho Apple.


* Bài học: Thất bại là thông tin phản hồi. Hãy “cảm kích” thất bại.Chính Jobs sau này cũng thừa nhận, mình may mắn khi “bị sa thải bởi chính công ty mình tạo ra” bởi nếu không có sự việc đó, Jobs ko tạo nên hãng sản xuất phim hoạt hình danh tiếng Pixar và Apple cũng khó có được thành tựu ngày hôm nay.Sau quá nhiều những va vấp, Jobs đã trở nên quyết tâm hơn bao giờ hết. Ước mơ tạo nên “một công ty sẽ là biểu tượng cho một hay hai thế hệ từ bây giờ” như “Walt Disney đã từng làm, Hewlett và Packard cùng những người thành lập nên Intel” cuối cùng cũng trở thành hiện thực.Hãy tự hỏi bản thân rằng: Nếu như Steve bỏ cuộc? Thì thế giới sẽ khác hiện giờ như thế nào?

MỸ HÀ
T/H