Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày hôm qua 16/12 . (Nguồn: Shutterstock) |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/12
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đồng loạt đi lên rồi lại qua đầu giảm. Giá cà phê kỳ hạn cho dù đã giảm ngay khi thị trường mở cửa nhưng sức ép giảm giá chưa đủ lớn, trong khi nhu cầu hàng giao ngay vẫn còn cao đã kích giá tăng trở lại. Thị trường giằng co, giá cà phê giảm nhẹ trên cả hai sàn phái sinh, trong khi đó, cấu trúc giá nghịch đảo được nới rộng, phản ánh nhu cầu hàng giao ngay thực sự căng thẳng.
Ghi nhận của TG&VN trước giờ đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/12, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 6 USD (0,25%), giao dịch tại 2.431 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 4 USD (0,17%), giao dịch tại 2.299 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tiếp tục giảm nhẹ. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 0,45 Cent (0,19%), giao dịch tại 236,85 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng giảm 0,5 Cent (0,21%), giao dịch tại 237,00 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt vào kỳ hạn thnags 3/2022.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong ngày hôm qua 16/12 .
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Bão Rai, cơn bão số 9, sẽ đi vào biển Đông vào cuối tuần này và sẽ chuyển hướng đi dọc theo các tỉnh Duyên Hải miền Trung để ngược ra hướng Bắc. Vùng cà phê Tây nguyên sẽ có nhiều mưa gây cản trở việc thu hoạch nhưng không kéo dài.
Trong tháng 10/2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê arabica của Việt Nam tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong vài năm trở lại đây, đạt 3.708 USD/tấn, tăng 55,4% so với tháng 10/2020, theo báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương). Tính chung 10 tháng năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê arabica đạt 2.802 USD/ tấn, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Về thị trường xuất khẩu, trong 10 tháng năm 2021, xuất khẩu cà phê arabica sang các thị trường chủ lực như Mỹ, Bỉ, Nhật Bản, Nga giảm so với cùng kỳ năm 2020. Ngược lại, xuất khẩu sang Đức tăng mạnh 96,7% về lượng và tăng 154,9% về trị giá, đạt 11,6 nghìn tấn, trị giá 32,77 triệu USD.
Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê arabica sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnh 155,2% về lượng và tăng 236,2% về trị giá. Xuất khẩu cà phê arabica sang các thị trường Malaysia, Italia, Canada và Thái Lan cũng tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết sản lượng cà phê trong niên vụ hiện tại 2021/2022 có thể giảm do nhiều cây trồng già cỗi không được tái canh kịp thời vì mức giá thấp kéo dài, trong khi một số diện tích đáng kể được nhà nông chuyển sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn.
Trong khi đó, Báo cáo mới nhất của USDA nhận định xuất khẩu cà phê robusta từ Việt Nam trong niên vụ 2021/2022 sẽ tăng nhẹ so với niên vụ trước đó. Theo chúng tôi quan sát, có thể xuất khẩu tăng là do hàng tồn vụ cũ vì dịch bệnh covid-19 và những vấn đề về logistics nên chưa xuất được chứ không phải do sản lượng tăng.
Ngày 15/12, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố một mốc thời gian nhanh hơn để rút lại các biện pháp kích thích mà họ đã triển khai hỗ trợ nền kinh tế phải vượt qua đại dịch Covid-19 trong bối cảnh lạm phát gia tăng. Theo lịch trình mới được đưa ra, Fed sẽ giảm mua trái phiếu kho bạc 20 tỷ USD mỗi tháng và mua trái phiếu thế chấp 10 tỷ USD mỗi tháng. Có vẻ Fed tỏ ra “diều hâu” hơn thị trường suy đoán vì lạm phát đã ở mức “không thể chần chừ” hơn nữa. Điều này sẽ khiến USDX tăng và chứng khoán, hàng hóa nói chung rơi vào thế bất lợi.