hoang-duong-1632314291.jpg

Khó khăn là bởi Armstrong không trồng cây này ở vùng nhiệt đới Trung Mỹ, mà trồng trên trang trại của anh ở Ventura, California, chỉ cách trung tâm Los Angeles 97 km.

"Tôi nghĩ bây giờ tôi có thể tự nhận mình là một người trồng cà phê!", Armstrong cho biết, sau khi hoàn thành việc trồng những cây cuối cùng trong 20.000 cây thuộc giống arabica chất lượng cao – từ trước tới nay thường chỉ sống ở vùng khí hậu xích đạo oi bức.

Cà phê chủ yếu được sản xuất ở Vành đai Cà phê, nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam, nơi các quốc gia như Brazil, Colombia, Ethiopia và Việt Nam có khí hậu phù hợp nhất cho loại cây vốn cần nhiệt độ ổn định để tồn tại này.

Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu. Điều đó đang gây hại cho cây trồng ở nhiều vùng sản xuất truyền thống, nhưng lại mở ra khả năng ở các vùng khác, bao gồm California và Florida, nơi nông dân và các nhà nghiên cứu đang xem xét việc trồng cà phê.

Gần đây, ông Armstrong đã tham gia cùng một nhóm nông dân thực hiện dự án trồng cà phê lớn nhất từ ​​trước đến nay ở Mỹ - quốc gia là nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới nhưng chỉ sản xuất 0,01% sản lượng cà phê toàn cầu - và tất cả sản lượng đó nằm ở Hawaii, một trong hai bang duy nhất của Mỹ có khí hậu nhiệt đới, cùng với miền nam Florida.

Nước Mỹ và giấc mơ hoang đường… trở thành nước trồng cà phê lớn trên thế giới - Ảnh 1.

Những cây cà phê ở Hobson Family Farms, Hobson Family Farms thuộc FRINJ Coffee – Công ty vận hành một doanh nghiệp sản xuất cà phê ở Ventura, California, Mỹ. Ảnh chụp ngày 20/9/2021 (Nguồn: Reuters)

Các nước sản xuất cà phê truyền thống như Colombia, Brazil và Việt Nam đã phải chịu tác động của nắng nóng khắc nghiệt và mưa hạn bất thường. Các nhà thực vật học và các nhà nghiên cứu đang tìm cách trồng các giống cây khó trồng hơn ở một số vùng trồng cà phê của các quốc gia này.

Nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới – Brazil - đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng hơn 90 năm. Chưa dừng lại ở đó, những đợt băng giá bất ngờ gần đây đã gây thiệt hại khoảng 10% tổng diện tích cà phê của nước này, ảnh hưởng đến sản lượng cà phê không chỉ năm nay mà cả năm tới.

California mơ giấc mơ CÀ PHÊ

Jay Ruskey, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Frinj Coffee, một công ty cung cấp cho những người nông dân quan tâm đến việc trồng cà phê hợp đồng hợp tác theo gói, bao gồm cây giống, chế biến sau thu hoạch và tiếp thị, cho biết: "Chúng tôi đang phát triển 100.000 cây cà phê".

Ruskey cho biết anh bắt đầu trồng thử cà phê ở California từ nhiều năm trước nhưng ít kể về việc này, mà chỉ "bước ra ngoài với tư cách là một nông dân trồng cà phê" vào năm 2014, khi Coffee Review, một ấn phẩm đánh giá những loại cà phê ngon nhất mỗi năm, đánh giá sản phẩm cà phê arabica caturra của anh đạt 91/100 điểm.

Frinj vẫn là một công ty cà phê nhỏ nhắm đến những khách hàng mua đặc sản cao cấp. Frinj bán cà phê dưới dạng gói 5 ounce (140 gram) với giá 80 USD/gói trên trang web của mình. Để so sánh, các gói cà phê Starbucks Reserve, loại cà phê chất lượng hàng đầu được bán bởi chuỗi Starbucks của Mỹ, được bán với giá 35 USD/gói 8 ounce. Frinj đã sản xuất 2.000 lb (907 kg) cà phê khô trong năm nay từ 8 trang trại của mình.

Ruskey nói: "Chúng tôi vẫn còn trẻ, vẫn đang phát triển về trang trại và khả năng sau thu hoạch. Chúng tôi đang cố gắng giữ giá cao, và chúng tôi đang bán tất cả những gì chúng tôi sản xuất."

Công ty đã phát triển dần kể từ đó, với nguyên liệu đến từ những trang trại như Smith Hobson rộng 2.833 ha của Armstrong, một trong những trang trại mới nhất và lớn nhất, hợp tác với Ruskey.

"Tôi không có kinh nghiệm về cà phê," Armstrong, người thường trồng các loại trái cây có múi và bơ cùng với các loại cây trồng khác cho biết.

Để tăng cơ hội thành công, anh đã lắp đặt một hệ thống tưới tiêu mới để tăng hiệu quả sử dụng nước và đã trồng cây cà phê cách xa những phần của trang trại - đã bị ảnh hưởng bởi sương giá trong quá khứ.

Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc, cà phê sử dụng nước ít hơn 20% so với hầu hết các loại cây ăn quả và hạt. Nước đã trở nên khan hiếm ở California sau những đợt hạn hán và cháy rừng gần đây. Nhiều nông dân đang chuyển đổi cây trồng để đối phó với tình trạng nguồn nước ngày càng cạn kiệt.

Giacomo Celi, giám đốc của Mercon Coffee Group, một trong những nhà kinh doanh cà phê nhân lớn nhất thế giới, cho biết rủi ro khi canh tác cà phê ở những khu vực mới là rất cao.

Ông nói: "Sẽ hợp lý hơn khi đầu tư vào các giống cà phê mới có thể được trồng ở các vùng địa lý hiện đang trồng cà phê"

Nước Mỹ và giấc mơ hoang đường… trở thành nước trồng cà phê lớn trên thế giới - Ảnh 2.

Sản lượng cà phê thế giới: Mỹ gần như chưa đóng góp gì

Florida cũng mơ về Cà phê

Do khí hậu ở miền nam Mỹ ấm lên, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Florida (UF) đang làm việc với một nông trường để thử nghiệm để xem liệu cây cà phê có tồn tại được ở trạng thái đó hay không.

Các nhà khoa học vừa chuyển cây giống cà phê arabica được trồng trong nhà kính ra ngoài trời, nơi chúng sẽ tiếp xúc với các yếu tố gây ra nguy cơ cây có thể bị chết do giá lạnh khi mùa đông đến.

Diane Rowland, nhà nghiên cứu chính của dự án cho biết: "Đây sẽ là lần đầu tiên chúng được thử nghiệm.

Rowland cho biết các nhà nghiên cứu đang trồng cây cà phê gần với cây có múi, một kỹ thuật trồng xen được sử dụng ở các nơi khác trên thế giới, vì những cây lớn hơn giúp giữ gió và cung cấp bóng mát cho cây cà phê.

Tuy nhiên, dự án không chỉ là trồng cà phê. Alina Zare, một nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Kỹ thuật của UF, cho biết các nhà khoa học cũng đang cố gắng cải thiện cách nghiên cứu hệ thống rễ của thực vật. Điều đó có thể giúp ích trong việc lựa chọn các giống cà phê tối ưu cho khu vực trong tương lai.

Theo ông Rowland: "Với biến đổi khí hậu, chúng tôi biết nhiều khu vực trên thế giới sẽ gặp khó khăn trong việc trồng cà phê vì trời sẽ quá nóng, vì vậy Florida có thể là một lựa chọn mới".

Tham khảo: Refinitiv

Thu Ngân

Theo Nhịp sống kinh tế