Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 5/3). (Nguồn: Freepik) |
Giá cà phê hôm nay 6/3
Như dự báo cùng các sàn hàng hóa nông sản nói chung, giá cà phê trên cả hai sàn kỳ hạn quốc tế đã có phiên hồi phục cuối tuần ấn tượng.
Tỷ giá đồng Real tăng khiến người trồng cà phê Brazil giảm bán ra, ngay cả khi nước này và một số quốc gia sản xuất cà phê robusta lớn sắp bước vào vụ thu hoạch vụ mùa mới vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 tới. Tình hình góp phần đáng kể vào nguồn cung thiếu hụt hiện tại, theo báo cáo mới nhất từ Cục xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 4/3), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng mạnh 25 USD (1,24%), giao dịch tại 2.038 USD/tấn. Kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng tăng 22 USD (1,1%), giao dịch tại 2.013 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 5/2022 cũng quay đầu tăng 1,35 Cent (0,61%), giao dịch tại 224,25 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 1,35 Cent (0,61%), giao dịch tại 223 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 5/3).
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Trên thị trường cà phê thế giới, chính phủ Brazil đã báo cáo xuất khẩu cà phê nhân trong tháng 2 tăng 290.200 bao, tức tăng 9,11% so với cùng kỳ năm ngoái, lên đạt 3.475.183 bao. Theo giới quan sát, số lượng cà phê nhân xuất khẩu trong tháng 2 là kết quả của vụ mùa năm ngoái cho sản lượng thấp theo chu kỳ “hai năm một” của một trong những nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới và xuất khẩu tăng là do giá giao dịch tại thị trường nội địa được cải thiện rất đáng kể.
Liên đoàn Cà phê Quốc gia (FNC) ở Colombia báo cáo xuất khẩu cà phê trong tháng 2 đã giảm 295.000 bao, tức giảm 23,14% so với cùng kỳ năm trước, xuống chỉ đạt 928.000 bao. Điều này đã góp phần lũy kế xuất khẩu trong 5 tháng đầu niên vụ cà phê hiện tại 2021/2022 đạt tổng cộng 5.341.000 bao, giảm 627.000 bao, tức giảm 10,51% so với cùng kỳ niên vụ trước.
Trong khi đó, giá vàng, giá dầu thô tiếp nối đà tăng nóng và chứng khoán Mỹ tiếp tục sụt giảm do lo ngại xung đột Nga-Ukraine chưa thể sớm dịu bớt, dù đã có những vòng đàm phán diễn ra.
Giá cà phê thế giới dù đã hạ nhiệt so với trước đó nhưng vẫn đang ở mức cao nhất trong nhiều năm qua do nguồn cung toàn cầu thắt chặt. Tính đến ngày 4/3, giá cà phê robusta giảm 0,7% so với tháng trước nhưng tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2.162 USD/tấn.
Tương tự, giá cà phê arabica toàn cầu dao động ở mức 224,2 US cent/pound, giảm 7,32% so với đầu tháng 2 nhưng tăng đến 74,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặc dù đã hạ nhiệt nhưng giá cà phê thế giới vẫn đang ở mức cao nhất kể từ năm 2014.
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương dự báo giá cà phê toàn cầu có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Giới đầu cơ rút vốn tìm nơi trú ẩn an toàn do lo ngại rủi ro khi tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang. Về dài hạn, giá cà phê sẽ phục hồi khi căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu hạ nhiệt.