Giá cà phê hôm nay 11/4: dfhdsa
Giá cà phê trong nước hôm nay 11/4 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn:doanhnhan.biz)

Giá cà phê hôm nay 11/4

Giá cà phê kỳ hạn bật tăng phiên cuối tuần sau khi đầu cơ mạnh tay thanh lý vị thế ròng trước đó do đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm và lo ngại rủi ro tăng cao trước khả năng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất cơ bản USD và cắt giảm kích thích kinh tế vì lạm phát quá cao.

Tuần qua, giá cà phê robusta có 4 phiên giảm liên tiếp và 1 phiên tăng mạnh cuối tuần, các mức giảm rất đáng kể. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5 giảm tất cả 48 USD, tức giảm 2,24 %, xuống 2.091 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Trong khi đó, thị trường New York có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng đan xen, các mức tăng rất đáng kể. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5 tăng tất cả 3,25 Cent (1,42%) lên 231,65 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao trên mức trung bình.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 8/4), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ đảo chiều tăng mạnh sau nhiều ngày sụt giảm, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,31%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,45%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5,50 Cent (2,43%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,39%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 11/4 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.146

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.200

- 100

LÂM ĐỒNG

40.600

- 100

GIA LAI

41.100

- 100

ĐẮK NÔNG

41.100

- 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica có thêm sự hỗ trợ khi báo cáo xuất khẩu từ Brazil và Colombia sụt giảm. Trong khi đó, giá cà phê robusta sụt giảm trở lại không chỉ do Brazil và Indonesia bắt đầu vào vụ mùa mới mà còn do báo cáo xuất khẩu tháng 3 của Việt Nam tăng mạnh tới 19,4% so với cùng năm trước, đã gây áp lực lên nguồn cung ngắn hạn.

Tất nhiên, không thể bỏ qua việc tỷ giá đồng Real hồi phục khá mạnh đã ngăn cản người Brazil bán các hàng nông sản xuất khẩu thế mạnh của họ. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu tại phiên họp sắp tới Fed – Mỹ mạnh tay nâng lãi suất cơ bản USD và Copom – Brazil tiếp tục nâng lãi suất cơ bản đồng Reail lên mức cao mới.

Báo cáo cho thấy các kho dự trữ được chứng nhận vào cuối tháng 3/2022 đã đảo ngược xu hướng giảm trước đó, khi Hội đồng Thương mại New York tăng 13,9% so với tháng 2, từ 1,08 triệu bao lên 1,23 triệu bao cà phê 60kg. Đồng thời, lượng dự trữ được chứng nhận của Sàn giao dịch London cũng đã tăng 90.000 bao, tương đương 5,8% trong cùng thời gian, từ 1,54 triệu bao lên 1,63 triệu bao.

Xuất khẩu cà phê nhân toàn cầu trong tháng 2/2022 đạt 9,88 triệu bao, so với 10,24 triệu bao cùng tháng năm trước. Từ tháng 10/2021 đến tháng 2/2022, xuất khẩu của Nam Mỹ giảm 14,5% xuống 24,99 triệu bao. Xuất khẩu cà phê của châu Á và châu Đại Dương tăng 25,0% lên 3,96 triệu bao trong tháng 2/2022 và tăng 21,6% lên 18,67 triệu bao trong 5 tháng đầu năm cà phê 2021 - 2022. Trong khi đó, xuất khẩu từ châu Phi giảm 11,9% xuống 975.000 bao vào tháng 2/2022 từ mức 1,11 triệu bao vào tháng 2/2021.

Triển vọng tạm thời mới nhất cho tổng sản lượng cà phê niên vụ 2021 - 2022 không đổi ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với mức 170,83 triệu bao của năm trước.

Tiêu thụ dự kiến ​​sẽ vượt sản xuất 3,1 triệu bao. Xu hướng cung và cầu có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do nền kinh tế thế giới suy thoái, chi phí đầu vào và sản xuất tăng cũng như nhập khẩu và tiêu dùng bị tác động do cuộc xung đột ở Ukraine.