Các giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng và giải pháp cải thiện nhờ bộ đôi Subạc

Bệnh tay chân miệng ở trẻ được tiến triển qua 4 giai đoạn điển hình và rất dễ lây lan. Để vết mụn nước nhanh lành, giảm đau, kháng viêm và ngăn ngừa biến chứng, nhiều người đang lựa chọn sử dụng bộ sản phẩm Subạc.

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người và có thể phát triển thành dịch. Bệnh do nhóm virus Enterovirus gây ra như: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. So với Coxsackievirus A16 thì Enterovirus 71 có độc tính mạnh hơn, người nhiễm virus này có thể gặp biến chứng nguy hiểm như viêm não, tổn thương cơ tim, thậm chí tử vong.

Bệnh tay chân miệng lây chủ yếu theo đường tiêu hoá từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Do vậy, các yếu tố sinh hoạt tập thể như: Trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, dễ phát thành các ổ dịch. Thậm chí bệnh còn có thể lây qua tiếp xúc với các vật dụng bị nhiễm virus từ người mắc như đồ chơi, tay nắm cửa... rồi đưa lên mắt, mũi, miệng.

Bệnh tay chân miệng khá phổ biến ở trẻ nhỏ

4 giai đoạn phát triển của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có 4 giai đoạn phát triển điển hình với những biểu hiện cụ thể như sau:

Giai đoạn ủ bệnh: Là thời gian từ khi nhiễm virus đến khi người mắc thấy có dấu hiệu bệnh đầu tiên trong khoảng 3-7 ngày. Giai đoạn khởi phát: Trẻ bị sốt nhẹ từ 37.5-38.5 độ C, đau họng, mệt mỏi, quấy khóc. Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng ở trẻ bắt đầu xuất hiện, có thể kéo dài 3-10 ngày với những biểu hiện như:

Loét ở khu vực miệng, lợi, lưỡi trẻ với những nốt ban nhỏ hồng, sau đó phồng rộp lên như các bóng nước, chứa dịch bên trong.

Trẻ sốt cao, đau đớn, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và bỏ ăn, có thể kèm theo nôn, mệt mỏi, lờ đờ.

Những nốt bọng nước vỡ ra, để lại vết thâm rồi mờ dần.

Giai đoạn khỏi bệnh: Sau toàn phát 3-5 ngày, trẻ sẽ hoàn toàn bình phục nếu không có biến chứng.

Trẻ bị tay chân miệng thường biểu hiện bằng những nốt bọng nước trên da

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng

Mặc dù phần lớn các trường hợp tay chân miệng ở trẻ là lành tính và thường được điều trị tại nhà nhưng trong một số trường hợp, bệnh không được chăm sóc và kiểm soát đúng cách, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Biến chứng về não bộ (viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não…): Biểu hiện nhận biết là giật mình, ngủ gà, bứt rứt, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, rung giật nhãn cầu, yếu liệt chi, co giật, hôn mê,...

Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch, thậm chí có thể tử vong nhanh chóng nếu không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì bệnh nhân cũng có thể bị bội nhiễm tại các nốt mụn trên da.

Trẻ bị tay chân miệng có thể bị biến chứng về não bộ

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện tại, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp chủ yếu nhằm làm giảm triệu chứng sốt, đau, viêm tại vết loét bằng thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, kết hợp với những thuốc bôi sẽ giúp làm khô nốt mụn nước nhanh hơn.

Đồng thời, để phòng ngừa bệnh tay chân miệng, cha mẹ nên:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ cho con hàng ngày. Phụ huynh đặc biệt cần rửa tay bằng xà bông trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Thực hiện ăn chín, uống sôi; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. - Lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. - Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. - Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Rửa tay sạch bằng xà phòng là cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Anh Thư (t/h)