bat-dong-san-van-thu-hut-manh-von-fdi-1675738909.jpeg

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành trên tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

VỐN NGOẠI TĂNG THÊM 1,85 TỶ USD

Cụ thể ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 16,8 tỷ USD, chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đáng chú ý, ngành kinh doanh bất động sản đang đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư hơn 4,45 tỷ USD, chiếm 16,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Qua số liệu báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, nguồn vốn ngoại đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tính cả năm 2022 đã tăng thêm 1,85 tỷ USD, nghĩa là tăng hơn 70% so năm 2021.

Về kết quả này, ông Đỗ Duy Thành, Quản lý bộ phận tư vấn đầu tư Savills Hà Nội, lý giải: nếu nhìn lại bức tranh đầu tư từ sau cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc năm 2013, lượng vốn FDI mới tăng lên rõ rệt và đều đặn qua từng năm, trong đó vốn FDI rót vào ngành bất động sản luôn chiếm tỷ trọng lớn. 2/3 doanh nghiệp FDI tham gia lĩnh vực bất động sản Việt Nam đều là doanh nghiệp có quy mô lớn, hình thức ngày càng đa dạng, chất lượng hơn.

Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng sở dĩ vốn ngoại tăng mạnh ở lĩnh vực bất động sản là bởi nhà đầu tư vẫn đặt niềm tin vào môi trường đầu tư của Việt Nam nói chung, cũng như ngành bất động sản nói riêng.

Đặc biệt hiện nay, Việt Nam là một trong số quốc gia có tốc độ hồi phục, phát triển kinh tế mạnh của thế giới giai đoạn sau đại dịch, thì càng thu hút nhiều sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài. Nhất là sau khi Chính phủ mở lại các chuyến bay quốc tế từ tháng 10/2021, nhiều ngành kinh tế trong đó du lịch, khách sạn được hưởng lợi rất lớn. Chính những yếu tố kể trên đã thúc đẩy doanh nghiệp nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam, giữa bối cảnh cơ hội đầu tư tại quốc gia của họ bị hạn chế.

Các chuyên gia còn nhận định, thị trường Việt Nam thu hút nhà đầu tư nước ngoài, bởi họ coi đây như một nơi hấp dẫn để kinh doanh do dân số thuộc độ tuổi lao động lớn, cùng nhiều chính sách hấp dẫn. Ngoài ra, Việt Nam được xác định là thị trường có mức tăng trưởng tích cực, phù hợp đầu tư lâu dài và rủi ro thấp, tỷ lệ lạm phát ở mức an toàn. Hiện vốn FDI đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ khu vực Đông Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hong Kong, Đài Loan (Trung Quốc)… vì nhiều đặc tính tương đồng.

THÁO GỠ CÁC VƯỚNG MẮC ĐỂ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế, pháp lý hiện vẫn là một trong những vướng mắc của thị trường bất động sản Việt. Tháo gỡ vướng mắc này chắc chắn giúp thị trường thu hút dòng vốn FDI. Ngoài ra, công tác quy hoạch cũng phải tốt để phát triển kinh tế-xã hội, các dịch vụ du lịch văn hóa, hay nhà ở đáp ứng nhu cầu người dân. Nếu làm được, nguồn vốn sẽ không chỉ chảy vào từ trong nước mà cả nước ngoài. Mặt khác, thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực đất đai cần tinh gọn, bởi thực tế thủ tục phức tạp dễ khiến nhiều nhà đầu tư ngại ngần.

Vị chuyên gia này cho rằng, bất động sản Việt Nam còn khoảng trống ở một số phân khúc nên việc thu hút FDI vẫn nhiều cơ hội. Trong đó, đầu tư cơ sở hạ tầng là phân khúc giúp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và bất động sản nói riêng. Tiếp đến là phân khúc bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng mà thời gian qua, Việt Nam có một số khu du lịch, nghỉ dưỡng tương đối tốt, tuy nhiên cách thức quản lý kinh doanh lẫn nền tảng khách hàng lớn chưa phát triển. Nếu được sự đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài sẽ thúc đẩy lượng khách đến Việt Nam. Bên cạnh đấy thì sản phẩm thuộc phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ đang rất ít do sự đầu tư chủ yếu tập trung vào sản phẩm cao cấp.

Còn theo một số đơn vị nghiên cứu thị trường, gần đây, sự xuất hiện của phân khúc bất động sản chăm sóc sức khỏe, loại hình rất mới mẻ tại Việt Nam cũng là cơ hội lớn cho những nhà đầu tư có tầm nhìn cùng khả năng nắm bắt. Đặc biệt, không thể không kể đến sự bứt phá của bất động sản công nghiệp đang hứa hẹn trở thành điểm sáng của ngành bất động sản thời gian sắp tới.

Các chuyên gia đánh giá, bất động sản là thị trường có tính chu kỳ. Đối với mỗi chu kỳ, thị trường có xu hướng trở nên phức tạp hơn, tạo ra nhiều cơ hội với nhiều nhà đầu tư. Thế nên trước những khó khăn cũng như cơ hội hiện hữu, thị trường Việt Nam sẽ cải thiện về chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm. Dự kiến trong 2023, với sự quan tâm sát của Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương..., những vướng mắc về pháp lý liên quan tới bất động sản dần được tháo gỡ, sẽ thúc đẩy hơn nữa các