Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt trên 5% là có cơ sở và khả thi.
Tại: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 đạt trên 5%: liệu có khả thi?
Để đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, NHNN có lẽ nên điều chỉnh Thông tư 01
Tại: Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?

Theo TS Cấn Văn Lực, khi dịch vụ Mobile Money triển khai, đi vào hoạt động chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hơn 20 ví điện tử khác hiện nay. Tuy nhiên, vị chuyên gia này đánh giá sự ảnh hưởng này sẽ không nhiều và không đáng lo ngại. Bởi vì các nguyên nhân sau:

Thứ nhất, các phân khúc khách hàng của những loại hình này tương đối khác nhau, chẳng hạn như đối với mobile money sẽ chủ yếu tập trung vào những người đã có số điện thoại, đặc biệt là những người có điện thoại smartphone.

Thứ hai, đối tượng chi tiêu của Mobile Money rất nhỏ lẻ và ở khắp mọi nơi kể cả ở nông thôn, thành thị, miền núi xa xôi hẻo lánh.

Thứ ba, tiềm năng phát triển dịch vụ Mobile Money của Việt Nam rất lớn và ở mức độ tương đối cao. Bởi vì hiện nay phía người dùng còn rất nhiều dư địa để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Thứ tư, nếu dịch vụ mobile money triển khai bây giờ cũng chỉ là hình thức thí điểm, tức là nếu thí điểm thì chắc chắn sẽ có quy trình làm và tổng kết, đánh giá. Mặt khác trong thí điểm này sẽ có quy định về hạn mức chi tiêu để vừa mang tính chất thí điểm, vừa có thể giúp ngăn chặn, kiểm soát chuyện rửa tiền, đánh bạc…

Cuối cùng, các bên trung gian thanh toán hiện tại hay các ví điện tử hoặc các mobile money và cả ngân hàng thương mại đều có thể hợp tác với nhau theo tinh thần 3C (vừa hợp tác, vừa phối kết hợp, vừa cạnh tranh lành mạnh).

Chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh, khi dịch vụ Mobile Money triển khai trên thực tế chắc chắn sẽ diễn ra tình trạng cạnh tranh với các mô hình ví điện tử khác, nhưng là cạnh tranh theo tinh thần 3C - cạnh tranh lành mạnh, có kết hợp, có hợp tác với nhau, như thế sẽ có lợi, mang lại nhiều lợi ích hơn. Nhiều nước trên Thế giới cũng đã trải qua giai đoạn này như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan….

Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khẳng định, Việt Nam nếu muốn thực hiện được điều này bắt buộc Chính Phủ phải có một hệ sinh thái thích hợp để các bên có thể cùng chia sẻ thông tin dữ liệu và kết quả thẩm định, đánh giá khách hàng cho nhau. Điều đó cũng đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, yêu cầu có tính pháp lý cho tiền di động, hơn thế Chính Phủ cũng phải cho phép tính pháp lý này chuyển động.

Phạm Hậu

Theo Trí thức trẻ