Nếu bạn muốn chi tiêu cho một thứ gì đó - không cần thiết - có giá hoặc vượt quá 1% tổng thu nhập hàng năm của mình thì bạn phải đợi một ngày trước khi mua. Trong thời gian đó, hãy tự hỏi bản thân: Tôi có thực sự cần thứ này không? Tôi có thể mua được không? Tôi sẽ thực sự sử dụng nó? Liệu tôi có hối hận không?
Nếu sau một đêm ngon giấc, bạn vẫn thấy đó là một ý kiến hay, thì hãy tiếp tục và mua hàng. Hoặc nếu không, bạn có thể tiết kiệm tiền cho các mục tiêu khác. Nó giống như một lời nhắc nhở hãy suy nghĩ trước khi hành động, thiết lập ranh giới và xác định các giới hạn trước khi tiêu tiền.
Giả sử tổng lương 1 tháng của bạn là 10 triệu đồng và đang muốn mua 1 tấm thảm với giá 500.000 đồng (lớn hơn 1% thu nhập của bạn). Bạn sẽ cần đợi một ngày trước khi đưa ra quyết định. Ngay cả khi tấm thảm ở nhà bạn đang sử dụng hiện tại đã bị sờn thì con số 300.000 đồng vẫn là quá nhiều so với thu nhập. Và chỉ cần suy nghĩ kỹ lại về quyết định, bạn có thể chuyển hướng tìm các lựa chọn khác có giá thành rẻ hơn, hoặc không mua nữa.
Quy tắc 1% là một cách đơn giản và thực sự hiệu quả với những ai muốn kiểm soát chi tiêu một cách nhanh nhất. Đặc biệt, phương pháp này phù hợp với những ai có thu nhập trung bình để tạo ra một giới hạn. Nếu thu nhập của bạn cao, nó có thể sẽ không hiệu quả vì 1% lương có thể vẫn là một con số quá cao. Ngược lại, 1% cũng có thể là quá nhiều đối với những người có thu nhập thấp. Trong trường hợp đó, chúng ta nên đặt giới hạn nhỏ hơn thành quy tắc 0,5%. Dù tỷ lệ phần trăm là bao nhiêu, nó sẽ có ý nghĩa dựa trên tình hình tài chính, nhu cầu, mục tiêu và các ưu tiên của bạn.
T.T