Theo đó, khoản đầu tư 41,5 tỷ bath (1,2 tỷ USD) sẽ được phân bổ trong giai đoạn 2023-2025, tập trung vào các dự án năng lượng gió và năng lượng mặt trời tại Việt Nam và Thái Lan.
Chỉ tính riêng trong năm 2023, Giám đốc điều hành Jormsup Lochaya cho biết Super Energy có kế hoạch chi 12,4 tỷ baht (358,7 triệu USD) ngân sách trong năm nay để hỗ trợ các dự án phát điện theo hợp đồng mua bán điện ở Thái Lan và Việt Nam.
Phần lớn khoản chi năm 2023 sẽ dành cho việc phát triển các trang trại gió ở Việt Nam, bao gồm một trang trại gió ngoài khơi với công suất phát điện 30MW ở Sóc Trăng và một trang trại gió gần bờ với công suất 70MW ở Bạc Liêu.
Một phần ngân sách sẽ hỗ trợ các dự án ở Thái Lan, bao gồm phát triển lắp đặt tấm pin mặt trời trên mái nhà tại Cơ sở Salaya của Đại học Mahidol, với công suất 15MW.
Tới năm 2024, Super Energy sẽ tiếp tục tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo, bao gồm một trang trại gió 71MW ở Sóc Trăng, cũng như các dự án biến chất thải thành năng lượng ở các tỉnh Phetchaburi và Nakhon Si Thammarat của Thái Lan, và một dự án tấm pin mặt trời trên mái nhà của một công ty tư nhân trị giá 5,5 tỷ bath.
Năm 2025, Super Energy sẽ chi 23,5 tỷ baht để hỗ trợ các dự án tại Việt Nam và Thái Lan. Tại Việt Nam, nguồn tiền sẽ được dùng để phát triển dự án Năng lượng gió Phuyen, công suất 200MW và dự án Năng lượng gió DAK Song, công suất 50MW.
Một phần ngân sách sẽ dành cho một dự án biến chất thải thành năng lượng ở tỉnh Nonthaburi của Thái Lan.
Ông Jormsup cho biết công ty cũng có kế hoạch niêm yết một công ty mới, được thành lập để giám sát ba dự án chuyển hóa chất thải thành năng lượng ở Nonthaburi, Phetchaburi và Nakhon Si Thammarat, trên Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan vào năm tới để huy động vốn 10 tỷ baht.
Thông qua các hoạt động đầu tư năng lượng tái tạo mới, Super Energy dự kiến sẽ tăng thu nhập thêm 13-15% trong năm nay, sau đó đạt doanh thu 15 tỷ bath vào năm 2024 và 20 tỷ bath vào năm 2025. Doanh thu năm 2022 của công ty là 10 tỷ bath.