Marketing: vũ trụ đa năng hay “tùm lum năng”
Với vẻ ngoài, nhiều nét phong trần bụi bặm nhưng Lê Đặng Hồng Phúc đã có những chia sẻ rất thật trong hành trình trải nghiệm hay nói đúng hơn là nghiệm quá nhiều rồi trải lòng mình thì may ra mới hiểu và giúp người khác Ngộ.
“Làm marketing – một người. Điều đó được nhưng không nên không hay cho lắm với cá nhân của tôi…” Lê Đặng Hồng Phúc nói.
Thuật ngữ về marketing đang rất thời thượng, nhà nhà nói, người người bàn, hàng trăm ý tưởng, hàng ngàn chiến thuật. Phải nói, đúng là một thời kỳ hoàng kim của marketing.
Tuy nhiên, để làm tốt công việc này cần rất nhiều yếu tố, có thể kể tới: ý tưởng, chiến thuật, đội nhóm, mô hình marketing phù hợp với doanh nghiệp hay không? Lê Đặng Hồng Phúc chia sẻ: “Cái tôi quan tâm trong marketing đó “tinh thần của người thủ lĩnh” hay tạm gọi người dẫn dắt. Cái đó cũng là một sự khác biệt lớn giữa làm marketing đồng đội và “marketing đơn độc”. Nó khác gì nữa? Người dẫn dắt có 2 loại: Một là người định hướng. Một là người tham chiến cùng với "team".
Nếu như “1 người – 1 phòng marketing” bạn sẽ là người vừa ra quyết định vừa thực thi. Tuy nhiên, ý tưởng ban đầu của người làm marketing trong môi trường này sẽ luôn mạnh mẽ, vì sự “tươi mới” và được thể hiện mọi thứ ý tưởng trong đầu mình đang ấp ủ. Nhưng cái khó là tính đường dài và sự bền bỉ thì sẽ không ổn và dễ “gẫy” giữa đường. Marketing tốt ngoài bức phá cần phải bền bỉ là phải như "ngựa chạy đường dài"...
Với tôi, marketing phải là sự trao đổi, chia sẻ và đảm nhiệm… thậm chí phải cần có những ý tưởng điên rồ để tạo ra sự bứt phá…
Một người đa nhiệm có cái hay vì nó tiết kiệm cho doanh nghiệp còn một nhân sự đơn nhiệm nhưng là chuyên gia thì vẫn cái thú vị nó. Làm việc gì cũng thế, một thứ làm cho thật tốt, kết hợp với cả đội thì mới tạo nên sự đột phá được. Chứ đa năng mà làm “tùm lum” e rằng cũng rất khó tôi dùng từ "thợ đụng" để nói về điều này. Vì làm mà không có gì ra cái gì thì “kẹt lắm…”
“Ngậm ngãi” tìm marketing
Với doanh nghiệp thì một phòng marketing chuẩn là bao nhiêu người? Đây thật sự là một câu hỏi khó, bởi lẽ yếu tố quyết định là quy mô doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp.
Vì vậy, người quản lý cần nhìn vào đó mà tổ chức một quy mô phù hợp nhất có thể vừa giảm chi phí doanh nghiệp vừa “bớt cào” và lấn việc của người này sang người kia, hoặc một người ôm đồm quá nhiều việc hoặc người không có việc để làm.
“Thêm một “vấn nạn” nữa trong ngành marketing (không phải tất cả, nhưng phần lớn) việc bắt một nhân sự kiêm nhiệm quá nhiều vị trí sẽ dẫn tới sự quá tải và “bứt tử” họ trên đường đua.
Nói về biên độ nghề nghiệp marketing, Hồng Phúc chia sẻ: “Chẳng hạn như một người làm SEO thì có kiến thức thức quản trị về web, sửa chữa các lỗi cơ bản, đi backlink hay ra được các từ khóa chuyển đổi. Nếu nền nhân sự là lập trình chuyển sang SEO thì quá tốt “như diều gặp gió”. Nếu gốc nhân sự là 1 content thì biên độ nghề của họ chỉ dừng lại ở góc độ quản trị, chỉnh sửa tối ưu cơ bản SEO và biết làm hình ảnh trên bài viết…. Tôi nghĩ như vậy là quả đủ. Vì mỗi nghề nó có nét đặc sắc riêng của nó. Giống như một người đầu bếp vậy, không thể nấu ngon xuất sắc hết tất cả mọi món ăn. Đôi khi, chỉ cần 1 món xuất sắc, 2, 3 món tạm ổn đã là một tinh thần cầu thị thành công rồi”…
Teamwork: Nhóm làm việc hay quản lý làm việc
Nói về tinh thần làm việc nhóm thì người Việt về bản chất thường không tốt, mà muốn tốt phải cần đào tạo.
Một trong những triết lý của Phương Đông đó là sự hài hòa, nhịp nhàng kết hợp. Lê Đặng Hồng Phúc chia sẻ: “Tôi đã từng quản lý qua nhiều nhóm marketing, phòng marketing…
Yếu tố đầu tiên, không phải là chuyên môn, mà quan trọng nhất là thái độ. Thái độ là đôi lúc mình có thể làm trễ hơn một chút, mình “gánh” thêm chút việc vẫn vui, cụ thể: Chạy Ads vẫn lên nội dung (content) hay thiết kế vẫn làm video editor hay content vẫn “đá trái sân” qua làm SEO cơ bản. Cuộc đời buồn quá không vui được. Vì tinh thần làm việc ngoài lý do sếp thúc đốc thì sự tự nguyện và bớt tị hiềm vẫn hay nhất.
Trong một triết lý mà tôi thích nhất nếu như tất cả 5 người đang ngồi trên một chuyến đò để đi qua sông. Nếu như gặp một sự cố mà mỗi người trên đó đều chây ỳ thì con thuyền đó sẽ chìm, ai biết bơi thì người đó tồn tại. Một câu chuyện mà tôi rất thích đã từng được đọc của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
Maketing cũng thế, người làm marketing cũng vậy. Ngoài chuyên môn ra thì đời sống là một thứ “cốt tử” soi chiếu để chúng ta nhìn thấy bản thân mình, khiếm khuyết gì, cần học thêm gì để phấn đấu đi lên.
Các bạn tìm hiểu thêm về tác giả qua website: https://laobach.com/