Thường xuyên ăn cà chua xanh sẽ dễ gây "độc" cho cơ thể

Cà chua chứa nhiều vitamin và là loại quả quen thuộc trong chế biến thực phẩm trên thế giới. Nhiều người không biết rằng cà chua chưa chín không ăn được. Nó có vị đắng và có thể gây buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác. Điều này do cà chua chưa chín chứa solanine, một thành phần có thể gây ngộ độc.

Hai loại thực phẩm chứa chất "kịch độc", loại số 1 nhiều người Việt vẫn vô tư ăn- Ảnh 1.

Cà chua xanh rất độc, không nên ăn để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, việc ăn quá nhiều cà chua có thể khiến bạn bị khó tiêu, về lâu dài sẽ dẫn đến các bệnh nghiêm trọng, gây đau dạ dày và bí khí. Ngoài ra, ăn nhiều cà chua còn dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tốt nhất bạn không nên ăn quá nhiều cà chua, chỉ dùng một lượng vừa đủ.

Theo nghiên cứu quả cà chua xanh chứa lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh gồm: buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi…, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Nguyễn Đình Thục chia sẻ với Sức khỏe & Đời sống, cần hết sức lưu ý về cách sử dụng do trong cà chua xanh chứa nhiều alkaloid dễ gây ngộ độc nếu dùng quá nhiều.

Măng cực độc với những người này, không phải ai cũng biết

Trong Đông y, măng là một thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một món ăn có giá trị chữa bệnh.

Măng là món ăn quen thuộc với người Việt. Bởi các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, có thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Không những thế, nhiều người trong giai đoạn điều trị nhiều loại bệnh sẽ cần đến món măng như là một loại thuốc để hỗ trợ điều trị. 

Hai loại thực phẩm chứa chất "kịch độc", loại số 1 nhiều người Việt vẫn vô tư ăn- Ảnh 2.

Măng là món ăn khoái khoái khẩu của nhiều người, nhưng bạn cần phải chế biến đúng cách để không gây nguy hại cho sức khỏe.

Tuy nhiên, măng là thực phẩm khó tiêu hóa. Với bệnh nhân xơ gan, măng gây khó chịu, làm tổn hại dạ dày và thực quản. Những người mắc bệnh tiêu hóa khi ăn măng sẽ khó tiêu, đầy bụng, trào ngược axit, thậm chí bị chảy máu thành bụng. Người già có hệ tiêu hóa kém cũng được khuyến cáo không nên ăn măng.

Có thể nhiều người chưa biết xyanua là hóa chất dùng trong công nghiệp khai thác quặng, có thể gây tử vong ngay lập tức với một lượng nhỏ. Chất độc này cũng có trong một số thực phẩm ngoài tự nhiên.

Đặc biệt, xyanua được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên như: sắn, măng ở dạng glucosid là glycosid cyanogen (linamarin và lotaustralin). Dưới tác động của dịch vị và men tiêu hóa, các chất trên sẽ bị thủy phân và giải phóng ra axit cyanhydric, theo Lao Động.

Để phòng tránh ngộ độc xyanua. Bạn nên luộc sôi kỹ (nếu có thể thì sôi trong 1-2 tiếng), măng tươi trước khi ngâm trong lọ thì thái thành các miếng nhỏ và mỏng sau đó ngâm trước trong nước trong 24 giờ để loại bớt độc tố.

Trúc Chi (t/h)