Giá vàng hôm nay 21/4, Giá vàng chịu sức ép, tiền bay hơi, chuyên gia chỉ cách đầu tư khôn ngoan, Nga tung chiêu ‘rã đông’ kho vàng bị trừng phạt

Giá vàng hôm nay 21/4 chạm đáy gần hai tuần, vẫn có cái nhìn lạc quan về thị trường. Vàng đang được củng cố thêm trước khi có thể dịch chuyển tới mốc trên 2.000 USD. Nga tuyên bố sẽ khởi kiện để được sử dụng kho vàng và ngoại hối dự trữ ở nước ngoài trong bối cảnh bị áp các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Giá vàng hôm nay 21/4 abc
Giá vàng hôm nay 21/4, Giá vàng chịu sức ép, tiền bay hơi, chuyên gia chỉ cách đầu tư khôn ngoan, Nga tung chiêu ‘rã đông’ kho vàng bị trừng phạt. (Nguồn: Reuters)

Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 21/4

Mở cửa ngày giao dịch 20/4, trên thị trường Hà Nội, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC giảm 450 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 550 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước, ở mức 69,55 - 70,25 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 69,55 - 70,27 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 500 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên hôm trước.

Tại thị trường châu Á, trong phiên giao dịch chiều 20/4, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, khi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ đè nặng lên nhu cầu đối với vàng.

Vào lúc 14h41’, giá vàng giao ngay giảm 0,4% xuống 1.941,40 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ ngày 8/4. Trong phiên trước, giá vàng đã giảm tới 1,8% khi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm làm giảm sức hấp dẫn đối với kim loại quý này.

Theo ghi nhận của TG&VN, đến 21h19’ ngày 20/4, giá vàng thế giới tại sàn giao dịch điện tử Kitco ở mức 1.950,7 - 1.951,7 USD/ounce, tăng 0,6 USD/ounce so với phiên trước đó.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 20/4:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 69,5 – 70,2 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 69,5 – 70,25 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 69,55 – 70,2 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 69,3 – 70,3 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 69,58 – 70,2 triệu đồng/lượng. Giá vàng 999,9, thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 55,92 – 56,62 triệu đồng/lượng. Giá vàng trang sức giao dịch tại 55,05 – 56,45 triệu đồng/lượng.

Vàng giảm ổn định khi USD, lợi tức trái phiếu giảm

Vàng xu hướng giảm ổn định vào thứ Tư, phục hồi một số khoản lỗ sau khi chạm đáy gần hai tuần, khi đồng USD và lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ giảm xuống từ các mức đỉnh gần đây.

Tuy nhiên, việc tăng giá vàng đã bị giới hạn bởi triển vọng thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Vàng giao ngay có xu hướng ổn định ở mức 1.949,20 USD/ounce vào lúc 12h18 GMT. Giá trước đó đã đạt 1.938,65 đô la, mức thấp nhất kể từ ngày 8/4. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,3% ở mức 1.952,10 USD/ounce.

Michael Hewson, Trưởng nhóm phân tích thị trường tại CMC Markets UK, cho biết: “Rất nhiều khả năng giá vàng phụ thuộc vào sức mạnh của đồng USD, vốn vẫn còn khá ổn định vào thời điểm hiện tại, xu hướng của lợi suất và dự báo lạm phát của Mỹ còn cao hơn hiện tại”.

Hôm thứ Ba, giá vàng giảm tới 1,8% khi bình luận “diều hâu” từ các quan chức Fed, bao gồm Chủ tịch Fed chi nhánh bang St. Louis James Bullard, đẩy đồng USD và lợi tức kho bạc 10 năm lên mức cao nhất trong nhiều năm.

Vàng, được coi là hàng rào chống lại lạm phát, vốn rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất và lợi tức kho bạc của Mỹ, điều này làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không sinh lợi.

Đồng USD giảm 0,5% trong ngày, khiến vàng trở nên ít đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.

Trước đó, vào phiên thứ Hai, vàng đã tiến gần đến mức tâm lý quan trọng là 2.000 USD/ounce, trước khi lao dốc.

Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích thị trường tại Kinesis cho biết: “Theo quan điểm kỹ thuật, 2.000 USD là mức kháng cự quan trọng và ngăn đà tăng của giá vàng. Phần lớn các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Fed tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, vàng đang hướng đến vùng hỗ trợ. Trong 24 giờ qua, kim loại quý đã giảm nhưng có một số mức hỗ trợ gần kề.

Nhìn vào các nguyên tắc cơ bản, USD đã bắt đầu tăng giá vào cuối tuần trước sau một số động thái mạnh mẽ trên thị trường ngoại hối, đặc biệt là tỷ giá USD/JPY. Điều này có thể là do một số bình luận “diều hâu” từ các thành viên Fed.

Sẽ là khôn ngoan nếu theo dõi chặt chẽ các bình luận khi thị trường đang xem xét liệu Ủy ban thị trường mở Liên bang (FOMC) của Fed sẽ tăng 50 hay 75 điểm phần trăm vào cuộc họp tiếp theo.

Tuy nhiên, Jonathan Da Silva bình luận trên Kitco News rằng, kim loại quý đang được củng cố thêm trước khi có thể xảy ra sự dịch chuyển tới mốc trên 2.000 USD.

“Điều đó nói rằng, áp lực bán trong ngày hôm qua ở vàng (và bạc) có thể nhường chỗ cho ít nhất một sự phục hồi tạm thời. Nếu vàng giữ mức 1.950, rất có thể sẽ di chuyển đến vùng 1.975 USD/ounce.

Nếu mức 1.950 – 1.960 trở thành mức kháng cự, thì việc giảm xuống mức 1.915 trong trung hạn sẽ không gây ngạc nhiên”, nhà bình luận trên nói.

Trước đó, chuyên gia Jeffrey Halley của công ty dịch vụ môi giới OANDA có trụ sở tại New York (Mỹ) cho rằng, đà tăng của đồng USD đã gây sức ép đối với giá vàng. Sự mạnh lên của đồng bạc xanh khiến những hàng hóa định giá bằng USD như vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những người nắm giữ tiền tệ khác.

Dù vậy, các nhà phân tích của ngân hàng UBS (Thụy Sỹ) cho rằng, cuộc xung đột tại Ukraine, tình trạng lạm phát gia tăng trên toàn cầu vẫn là những nhân tố hỗ trợ giá vàng.

Trong một thông tin liên quan thị trường vàng, ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga (BOR) Elvira Nabiullina cho biết, nước này đang chuẩn bị hành động pháp lý để giành lại quyền tiếp cận nguồn dự trữ ngoại tệ trị giá 640 tỷ USD, trong đó hơn 300 tỷ đã bị đóng băng do các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Theo đó, Moscow đang thực hiện các kế hoạch để khởi động các vụ kiện chống lại việc chính phủ các quốc gia Mỹ, Anh, Liên minh châu Âu (EU) đóng băng phần dự trữ ngoại tệ do ngân hàng trung ương Nga được phép nắm giữ trong phạm vi quyền hạn.

“Việc đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của một quốc gia lớn như vậy là điều chưa từng có tiền lệ trên quy mô toàn cầu, vì vậy chúng tôi đang tiến hành các yêu cầu pháp lý và sẵn sàng thúc đẩy chúng”, bà Elvira Nabiullina tiết lộ với hãng thông tấn TASS.

Tuy nhiên, Thống đốc Nabiullina không đưa ra chi tiết về thời điểm hay đối tượng khởi kiện.