Giá cà phê trong nước tăng mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 26/5. (Nguồn: YouTube) |
Giá cà phê hôm nay 27/5
Giá cà phê đã có một phiên khởi sắc tăng vọt trong ngày hôm kia và tiếp tục giữ được đà tăng bền trong ngày hôm qua. Giới chuyên gia dự báo, nếu giá cà phê robusta không vọt được qua ngưỡng 2.100 USD, mà vẫn chỉ quẩn quanh dưới mốc này thì khả năng quay đầu vẫn khá cao. Nhưng tận dụng được đà tăng để vượt qua được mốc 2.112 USD đà tăng sẽ tốt, thậm chí có thể lên đến 2.150 USD.
Trong khi đó, giá cà phê arabica nếu giao dịch vượt trên mức giá 216,10 Cent thì rất nhiều cơ hội vọt lên mức giá 220/222.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 26/5, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 điều chỉnh tăng 19 USD (0,91%), giao dịch tại 2.107 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 21 USD (1,01%) giao dịch tại 2.109 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình thấp.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 bật tăng rất mạnh, 226,60 Cent (4,64%), giao dịch tại 217,05 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 226,80 Cent/lb (4,49%), giao dịch tại 217,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch cao.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước tăng mạnh 800 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 26/5.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Không như kỳ vọng của một số chuyên gia mong thấy phục hồi kinh tế thế giới mạnh mẽ trong năm 2022, cuộc xung đột bất ngờ giữa Nga-Ukraine đã đưa nhiều nước vào vòng xoáy khủng hoảng lương thực giữa lúc đang tìm cách khống chế lạm phát phi mã. Kinh tế toàn cầu đang rơi vào tình trạng lạm phát-đình trệ đặt các ngân hàng trung ương vào tình thế khó khăn vừa kiểm soát lạm phát vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.
Theo biên bản cuộc họp chính sách mới công bố ngày 25/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nhấn mạnh cam kết và quyết tâm của mình trong việc kiểm soát lạm phát đang tăng mạnh bằng cách tăng lãi suất lớn hơn. Trong bối cảnh lạm phát Mỹ tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm, Fed hồi đầu tháng này đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2000. Phần lớn các thành viên đều cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất với mức tương tự trong những cuộc họp tiếp theo.
Vấn đề đang được tranh cãi trên thị trường là thị trường thực sự thiếu hay thừa cung? Khi có 2 dự báo trái chiều được công bố. Theo đó, Conab thuộc Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết, sản lượng cà phê Brazil niên vụ 2022-2023 tăng 12% đạt 53,4 triệu bao. Trong khi, Ngân hàng thương mại Rabobank (Hà Lan) ước cũng trong niên vụ 2022-2023 Brazil đạt chừng 64,5 triệu bao. Với con số của Rabobank, niên vụ 2021-2022 toàn cầu đang thiếu 5,1 triệu bao cà phê bỗng nhiên sang 2022-2023 lại dư 1,7 triệu bao. Nên hiểu như thế nào về các con số trên?
Giới chuyên gia giải thích rằng, Conab rất hiếm khi đưa ra con số lớn mà chủ ý muốn giấu con số to, để thị trường làm giá theo con số công bố nhưng bản thân họ sẽ làm giá theo con số thực họ khảo sát được. Thường con số công bố của Conab nhỏ hơn con số chung của các ước báo trên thị trường chừng 10-15 triệu bao. Thế cho nên mới thấy rằng hầu như hai đơn vị Conab và Rabobank đưa ra ước báo cùng một lúc, nhưng cách nhau đến trên 11 triệu bao. Nhưng đợt này Conab chịu khó báo sản lượng tăng 12% thì đương nhiên họ xác định được mùa, năm ngoái sương giá chẳng ảnh hưởng gì. Chính vì vậy, ý nghĩa lớn nhất của công bố từ Conab là Brazil được mùa.
Mặt khác, số liệu công bố của Brazil ở trên là cà phê đang ra mùa, thu hái và sử dụng cho năm nay. Nó khác với sản lượng của Việt Nam, cà phê vụ mới ra cuối năm ngoái và sử dụng từ cuối năm 2021 đến tháng 9/22.
Hiện nay, một số bản tin do không nắm chắc nông lịch, nên cho rằng hiện thế giới đang mất mùa cà phê lớn. Thử đặt câu hỏi rằng nếu như mất mùa thì tại sao giá kỳ hạn không tăng mà chỉ lập đỉnh cuối năm 2021 rồi giảm dần từ đầu đến nay. Cho nên, cần khẳng định là năm 2022, thị trường cà phê thế giới không thiếu cà phê mà thậm chí dư, đặc biệt cuộc xung đột Nga-Ukraine làm tình hình tiêu thụ cà phê thêm khó khăn