Giá cà phê hôm nay 21/5: Biến động theo xu hướng giảm; mối lo thiếu nguồn cung sẽ được giải tỏa?

Tháng 4, giá cà phê robusta biến động theo xu hướng giảm do áp lực dư cung, nhu cầu tiêu thụ giảm; nguồn cung dồi dào do hàng vụ mới của Brazil và Indonesia; đồng Real suy yếu trở lại hỗ trợ người trồng cà phê Brazil đẩy mạnh bán ra. Trái lại, giá cà phê arabica hồi phục do báo cáo thời tiết khô hạn tại vùng trồng chính của Brazil.
Giá cà phê hôm nay 21/5: rrueytrke
Giá cà phê trong nước tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (20/5). (Nguồn: Freepik)

Giá cà phê hôm nay 21/5

Giá cà phê chốt phiên giao dịch tuần này (ngày 20/5) quay đầu giảm, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 24 USD (1,15%), giao dịch tại 2.056 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 22 USD (1,06%) giao dịch tại 2.059 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 cũng giảm 2,85 Cent (1,30%), giao dịch tại 215,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 1,28 Cent/lb (1,28%), giao dịch tại 216,0 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình khá.

Phiên cuối tuần thường sẽ diễn ra sự điều chỉnh, cân đối vị thế đầu cơ như thường lệ và thị trường lại quay đầu và tiếp tục giảm sâu sau một phiên phục hồi nhẹ. Thị trường cũng đủ thời gian để tiêu hóa báo cáo khảo sát vụ mùa lần thứ hai của Công ty Dự báo và cung ứng nông sản quốc gia (CONAB – Brasil) đưa ra hôm 19/5.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua (20/5).

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.135

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

41.500

+ 300

LÂM ĐỒNG

40.900

+ 300

GIA LAI

41.400

+ 300

ĐẮK NÔNG

41.400

+ 300

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Về triển vọng cung - cầu cà phê thế giới, ICO dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021- 2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước, trong khi tiêu thụ toàn cầu dự kiến đạt 170,3 triệu bao (loại 60 kg), tăng 3,3% so với 164,9 triệu bao của niên vụ 2020-2021. Với dự báo này, thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

Điều này sẽ không còn là mối lo trong ngắn hạn khi Brazil đã bước vào thu hoạch cà phê của niên vụ mới 2022-2023 với sản lượng tăng theo chu kỳ “hai năm một”. Điều này sẽ tác động tích cực đến giá cà phê trong thời gian tới.

Tuy nhiên, mới đây, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa nâng lãi suất chuẩn thêm 0,5 điểm % nhằm kiểm soát lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm. Theo đó, lãi suất quỹ liên bang của Fed sẽ dao động trong khoảng 0,75 - 1%. Nhiều chuyên gia dự báo Fed sẽ còn tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Điều ảnh sẽ là lực cản lớn đối với giá cà phê trong thời gian tới. Việc Fed tăng lãi suất tăng khiến nhà kinh doanh cà phê nói riêng phải trả lãi ngân hàng cao hơn và chi phí đầu tư (mua hàng) nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc kiên định với chính sách Zero Covid tiếp tục khiến tiêu thụ cà phê tại thị trường tỷ dân này giảm sút. Do đó, trong ngắn hạn, giá cà phê tiếp tục xu hướng giảm

Theo Conab, nếu so sánh với vụ mùa đạt kỷ lục theo chu kỳ “hai năm một” của năm 2020 trước đó thì sản lượng dự kiến của vụ năm nay có thể đạt khoảng 53,4 triệu bao, giảm 13,5% tương ứng với mức giảm 9,65 triệu bao do cây cà phê bị ảnh hưởng của các đợt sương giá hồi tháng 7 năm ngoái. Do đó, tiềm năng xuất khẩu cà phê các loại của Brazil trong niên vụ sắp tới, từ tháng 7/2022 đến tháng 6/2023, sẽ đạt khoảng 35,7 triệu bao, giảm 23,6% so với niên vụ đạt sản lượng kỷ lục trước đó.

Theo Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO), sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2021-2022 đạt 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Trong tháng 4, tồn kho arabica được chứng nhận trên sàn giao dịch kỳ hạn New York là 1,2 triệu bao và dự trữ robusta trên sàn London là 1,6 triệu bao, giảm lần lượt 2,4% và 4,3%.