Giá cà phê hôm nay 20/4: sagdasj
Giá cà phê trong nước hôm nay 20/4 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Rodeo West)

Giá cà phê hôm nay 20/4

Sau đợt nghỉ dài, giá cà phê trên cả hai sàn cùng lao dốc, dưới áp lực nguồn cung vụ mới từ Brazil và Indonesia. Trong bối cảnh cuộc chiến ở Đông Âu có khả năng “khốc liệt” hơn làm giá vàng, giá dầu thô trở lại đà tăng khiến giá cà phê kỳ hạn rơi vào thế bất lợi. Các yếu tố tiền tệ, nhất là tỷ giá đồng Real có thể gây áp lực trở lại với giá cà phê arabica, trong khi các nhà kinh doanh thương mại cà phê cũng không thể bỏ qua các yếu tố cơ bản không lường trước được, như thời tiết ở các nước sản xuất và các vấn đề về logistics vẫn còn chi phối.

Phiên đóng cửa ngày 19/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục điều chỉnh giảm nhẹ, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 13 USD (0,62%), giao dịch tại 2.074 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 11 USD (0,52%) giao dịch tại 2.088 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 2,2 Cent (0,98%), giao dịch tại 221,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2,05 Cent/lb (0,92%), giao dịch tại 221,7 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước hôm nay 20/4 giảm 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.143

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

40.900

- 100

LÂM ĐỒNG

40.300

- 100

GIA LAI

40.800

- 100

ĐẮK NÔNG

40.800

- 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Theo phân tích của Lavazza, không chỉ giá cà phê nguyên liệu tăng cao, các chi phí khác như đóng gói, năng lượng, logistics…cũng bị nâng giá mạnh.

Cuộc xung đột tại Đông Âu đã tạo thêm lửa cho nạn lạm phát trên thị trường thế giới. Giới hoạch định chính sách nhiều nước đã không thể ngồi yên. Lạm phát trở thành một vấn nạn cần ưu tiên giải quyết. Đối với các vùng tiêu thụ cà phê, mức độ lạm phát đến hết tháng 3/22 có thể thấy tại Anh là 7%, mức cao nhất tính từ 1992, Mỹ với 8,5% và Khu vực sử dụng đồng Euro là 7,5%.

Trong khi đó, từ ngày cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, giá hầu hết các sàn phái sinh hàng hóa thương phẩm tăng, nhất là nhóm ngũ cốc. Các chủ sàn đều nâng tiền ký quỹ ban đầu (initial margin) nhưng tại nhiều sàn giá vẫn tăng nhanh và mạnh.

Các nhà hoạch định chính sách tại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) lo rằng, nếu như giá tiếp tục leo cao, nhiều nhà đầu tư trên các sàn tưởng giá đã quá cao và bán khống, thì nay họ phải tìm tiền nộp ký quỹ bổ sung (margin call).

Tình hình cụ thể hiện nay cần một khối lượng tiền mặt rất lớn mới thỏa mãn yêu cầu của các hợp đồng kỳ hạn. Nếu như không, các hợp đồng “bất ưng ý” bị chặn lỗ. Giá tăng nhanh như thế, giữa một thị trường khan tiền, các sàn cắt lỗ tự động gây nên hỗn loạn về mặt kinh tế-xã hội dẫn tới rủi ro cho nền kinh tế vĩ mô.

Tính đến ngày 13/4, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn cà phê so với báo cáo tuần trước như sau: robusta London đạt 93.700 tấn, giảm từ 93.860 tấn, arabica New York đạt 64.645 giảm so với 64.810 tấn. Như vậy, tồn kho đạt chuẩn hai sàn giảm nhẹ nhưng một lượng arabica chừng 2.236 tấn đang chờ kiểm định.