Giá cà phê trong nước giảm 500 - 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: ohman.vn) |
Giá cà phê hôm nay 15/6
Giá cà phê đã có phiên điều chỉnh nhẹ trở lại khi hạt arabica trên sàn New Yorrk đã giảm mạnh xuống mức thấp hai tuần và robusta ở London xuống đứng ở mức thấp nhất tháng.
Đồng Real giảm mạnh xuống dưới ngưỡng tâm lý (5,0) đã kích thích người Brazil bán mạnh cà phê vụ mới hiện đang thu hoạch khiến giá cà phê kỳ hạn càng giảm sâu hơn. Bên cạnh còn là sự thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ trước ngày hết hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng 7 đã cận kề trên cả hai sàn. Lo ngại rủi ro tăng cao đã đẩy USDX lên mức cao mới khiến các loại tiền tệ mới nổi mất giá dẫn tới việc bán tháo hàng hóa trên diện rộng.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 14/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục xu hướng giảm, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 2 USD (0,1%), giao dịch tại 2.037 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 2 USD (0,1%) giao dịch tại 2.053 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 quay đầu tăng trở lại 3,6 Cent (1,61%), giao dịch tại 226,95 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,45 Cent/lb (1,54%), giao dịch tại 226,9 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước giảm 500 - 600 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong .
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo các nhà quan sát, khủng hoảng lạm phát có khả năng còn kéo dài và càng vượt mức hơn nữa đã biến USD thành nơi trú ẩn và do đó, đã ngăn cản sức mua hàng hóa nói chung, trước khả năng Fed sẽ “diều hâu” hơn đã đẩy hầu hết các thị trường hàng hóa vào thế bất lợi với nhiều rủi ro hơn.
Hiệp định Cà phê quốc tế được thành lập vào năm 1962 để điều chỉnh hạn ngạch xuất khẩu cà phê nhằm giúp ổn định giá toàn cầu. Đây đã từng là một hiệp định đa phương giữa các chính phủ đại diện cho cả các nước sản xuất và tiêu thụ cà phê.
Trong lần điều chỉnh năm nay (2022), tư cách thành viên chính phủ vẫn là trọng tâm của thỏa thuận, song song đó là việc bổ sung phân khúc tư nhân - bao gồm các nhà bán lẻ, nhà rang xay và nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới - với tư cách là các thành viên liên kết bình đẳng.
Bà Vanusia Nogueira, Giám đốc Điều hành mới người Brazil của ICO, nhận định, thỏa thuận này sẽ tạo điều kiện cho một “mặt trận thống nhất” hơn để giải quyết một loạt các vấn đề mà ngành cà phê toàn cầu đang phải đối mặt.
“Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên hợp tác mới với sự xuất hiện của các nhà sản xuất tư nhân có tên tuổi trên thế giới. Điều này có nghĩa là toàn bộ chuỗi giá trị cà phê giờ đây có thể giải quyết những thách thức lớn đang được đặt ra trước mắt theo cách công bằng cho tất cả mọi người”.