Giá cà phê hôm nay 14/6: dkjshf
(Nguồn: Lecafebmt)

Giá cà phê hôm nay 14/6

Giá cà phê robusta giảm mạnh ngay phiên đầu tuần, với những gì thị trường đã thể hiện những ngày qua, có thể để lại hệ quả không mấy sáng sủa cho giá sàn London.

Trong khi đó, dù giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/22 tuần qua có lúc lên mức cao nhất tính từ ba tháng nay do tin khô hanh tại Brazil vẫn còn tiếp tục kéo dài đến cuối tuần này, thì vẫn không cưỡng được sức ép của một thị trường khan hiếm tiền mặt và lãi suất cao.

Thị trường cà phê đang đứng trước sức ép của một đồng USD mạnh lên và đồng nội tệ Real yếu đi, lại gặp tuần trước vị thế kinh doanh của các quỹ quản lý vốn mua dôi ra khá nhiều.

Giá cà phê chốt phiên giao dịch ngày 14/6, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 38 USD (1,83%), giao dịch tại 2.039 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 40 USD (1,41%) giao dịch tại 2.055 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 tiếp tục giảm mạnh 5,55 Cent (2,42%), giao dịch tại 223,35 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 5,35 Cent/lb (2,34%), giao dịch tại 223,45 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.

Thông tin thị trường cà phê

Giá cà phê trong nước tăng 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm trong phiên giao dịch hôm qua 13/6.

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (TP. HCM)

2.132

Trừ lùi: +55

ĐẮK LẮK

42.200

+ 100

LÂM ĐỒNG

41.600

+ 100

GIA LAI

42.100

+ 100

ĐẮK NÔNG

42.100

+ 100

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn

FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu".

Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu.

(Nguồn: Giacaphe.com)

Trong Báo cáo, WB cho rằng, kinh tế thế giới có thể trải qua giai đoạn giảm tốc mạnh nhất, sau khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu phục hồi lên mức 5,7% trong năm 2021. Căng thẳng Nga-Ukraine đã đẩy giá các mặt hàng, trong đó có dầu và ngũ cốc, tăng vọt.

Báo cáo cũng nhấn mạnh xung đột cùng những tác động để lại của đại dịch Covid-19, kinh tế toàn cầu có thể bước vào giai đoạn tăng trưởng yếu kéo dài và lạm phát gia tăng. Ngoài ra, tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng đối với nhiều nước khiến suy thoái là điều khó tránh khỏi.

Chính vì vậy, giới đầu tư tài chính đã đua nhau mua đồng USD giúp chỉ số giá trị USD trong rổ sáu đồng tiền mạnh tăng lên mức cao nhất tính từ gần 4 tuần nay đẩy đồng nội tệ Brazil xuống mức thấp.

Những dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu ảnh hưởng thực sự lên thị trường tài chính tuần qua…và còn kéo dài trong thời gian tới, nhất là các sàn nông sản nhiệt đới gồm cà phê, ca cao, đường ăn.

Quyết định của Ngân hàng trung ương EU (ECB) ngưng ngay chương trình mua trái phiếu và tăng lãi suất điều hành đồng Euro bắt đầu từ tháng 7/22 khi tỷ lệ lạm phát Eurozone tháng 5/22 lên đến 8,1%.

Cuối tuần trước, chỉ số giá tiêu dùng Mỹ tháng 5/22 lên mức 8,6% so với tháng trước đó là 8,3% do giá năng lượng và thực phẩm tăng cao tại Mỹ. Thị trường chìm trong tâm lý lo ngại, theo sau tỷ lệ lạm phát tăng lên mức cao nhất tính từ 40 năm của Mỹ là quyết định tăng lãi suất đồng USD mạnh hơn của Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed).

Tại Trung Quốc, dù đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa theo chính sách zero-Covid, chỉ số giá sản xuất nước này trong tháng 05/22 tăng 6,4% so với cùng kỳ 2021 nhưng giảm so với 8% của tháng 04/22.

Tính đến ngày 9/6, tồn kho đạt chuẩn trên hai sàn so với báo cáo tuần trước như sau: robusta London đạt 101.370 tấn tăng nhẹ từ 101.250 tấn, arabica New York giảm còn 61.253 tấn so với là 62.633 tấn. Tồn kho cà phê khả dụng tại EU tính đến hết tháng 4/22 đạt 12,45 triệu bao (bao=60 kg) tương đương với 12 tuần sử dụng. Khối lượng này so với tháng 3/22 tăng 4,35% nhưng so với cùng kỳ 2021 giảm 14%.