Đã có rất nhiều người dân đang sinh sống tại chung cư Sunrise City Central (Quận 7, TP.HCM) bức xúc và phản đối quyết liệt việc mở phòng khám đa khoa Tâm Anh đề nghị không cho lưu trú tại 4 tầng thương mại, dịch vụ của chung cư này. Các cư dân đều cho rằng điều này khiến thương hiệu chung cư cao cấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng trực tiếp an toàn cho Cộng đồng cả chung cư..

Vài tháng gần đây, cư dân tại chung cư Sunrise City Central đã bày tỏ sự bức xúc và lo lắng trước thông tin mở phòng khám đa khoa tại 4 tầng thương mại, dịch vụ tại đây. Họ đã làm đơn kiến nghị lên các cấp chính quyền sở tại, lên các cơ quan hữu quan để bày tỏ nguyện vọng cũng như bức xúc của mình trước viễn cảnh các tầng thương mại ở khối đế Chung cư trong tương lai gần có thể biến thành “..Bệnh viện Tâm Anh..”.

du-an-can-ho-sunrise-city-quan-7-1688965330.jpg
Cư dân tại chung cư Sunrise City Central (25 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM) đều cho rằng việc Bệnh viện Tâm Anh hoạt động tại đây khiến thương hiệu chung cư cao cấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng trực tiếp an toàn cho Cộng đồng cả chung cư..

Ngày 23/6/2023, cư dân sinh sống tại chung cư Sunrise City Central (25 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7, TP.HCM) nhận được thông báo của Ban quản lý chung cư về việc ngân hàng Vietinbank – chủ sở hữu của 4 tầng thương mại, dịch vụ tại tầng 1,2,3,4 thuộc các tháp W1, W2, W3, W4 đã cho Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (Bệnh viện Tâm Anh) thuê lại.

Theo đó, Bệnh viện Tâm Anh sẽ triển khai dịch vụ khám chữa bệnh với tổng diện 23.599 m2 nhằm mục đích làm phòng khám đa khoa không lưu trú. Được biết, với diện tích 23.599 m2, Phòng khám này sẽ có diện tích lớn hơn cơ sở chính của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM ở số 2B Phổ Quang, Phường 2, quận Tân Bình (cơ sở chính chỉ có 10.000 m2).

Trước đó, ngày 19/5/2023, UBND phường Tân Hưng cũng có văn bản gửi Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trả lời về việc sửa chữa các tầng thương mại theo đề nghị của đơn vị này.

Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh đề nghị quy mô và hạng mục sửa chữa gồm tổng diện tích sửa chữa là 23.599 m2, số tầng là 4 và sơn lại nội thất, ngoại thất, lát gạch nền, ngăn phòng, lắp ghép thêm phòng kỹ thuật trong tầng 4, sửa chữa hệ thống thiết bị phục vụ cho việc khám bệnh,…

Trong đó vị trí sửa chữa gồm tầng 1,2,3 và 4 của chung cư Sunrise City Central, địa chỉ số 25 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, Quận 7.

Nguồn gốc sử dụng đất do Công ty thuê lại của Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam theo hợp đồng thuê địa điểm số 1503/2023/HĐTĐĐVTB-TAHCM đối với quyền sử dụng đất số CT65536 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam ngày 29/8/2017.

z4355151565080-52c899d0e6e32a56e9ced6b8cc4df938-1688965823.jpg
Không những phản đối việc Bệnh viện Tâm Anh mở tại đây, ban quản trị chung cư Sunrise City Central cũng xảy ra nhiều vấn đề tranh chấp giữa các ban quản trị chung cư.

Văn bản ghi rõ UBND phường Tân Hưng thống nhất các hạng mục sửa chữa nêu trên, đề nghị Công ty sửa chữa không thay đổi quy mô, kết cấu an toàn chịu lực của công trình, đảm bảo đúng thiết kế được duyệt của tòa nhà, không phát sinh diện, đảm bảo phù hợp quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 39 Luật Xây dựng 2014.

Bên cạnh đó, văn bản cũng ghi rõ lưu ý, việc cải tạo sửa chữa phải có văn bản đồng ý của chủ sở hình công trình là Ngân hàng Thương mại CP Công thương Việt Nam, đồng thời có sự trao đổi làm việc với Ban quản trị và Ban quản lý chung cư Sunrise City Central.

Cư dân Sunrise City Central phản đối quyết liệt

Trước thông tin này, nhiều cư dân lo ngại việc mở phòng khám sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân. Đặc biệt, nơi đây lâu nay vẫn được biết đến là khu chung cư cao cấp.

Theo ông H.L (Một cư dân đang sinh sống tại tòa W3), với một phòng khám đa khoa với diện tích đến 23.599 m2 (nhiều hơn 13.599 m2 so với cở sở chính) được mở trong khu chung cư là việc ông chưa từng thấy.

“Việc mở một Bệnh viện hay một phòng khám ở những tầng khối đế chung cư là một điều hết sức nguy hiểm. Việc này có thể là điều gây tổn hại tới sức khỏe an toàn môi trường cho cả chung cư cũng như cho tất cả cư dân đang sinh sống ở Chung cư. Việc mở phòng khám đa khoa hay bệnh viện chỉ có thể mở ở nơi riêng biệt, không phải ở dưới các tầng lầu của khu chung cư . Ý kiến của tôi cũng như đa số và cùng nhiều cư dân khác là không đồng tình cho Bệnh viện Tâm Anh thuê mặt bằng”, ông H.L  bày tỏ quan điểm.

Cùng quan điểm, anh T.T.D (cư dân W2) cho biết, cư dân chung cư Sunrise City Central gồm 4 tòa nhà W1, W2, W3, W4 với 767 căn hộ rất bức xúc việc 4 tầng Trung tâm thương mại Central sẽ được cải tạo thành Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Tâm Anh.

2-1614569488-1688966069.jpg
Cư dân chung cư Sunrise City Central gồm 4 tòa nhà W1, W2, W3, W4 với 767 căn hộ rất bức xúc việc 4 tầng Trung tâm thương mại Central sẽ được cải tạo thành Phòng khám Đa khoa Bệnh viện Tâm Anh.

“Phòng khám mà rộng gấp 2,5 lần cơ sở chính Tâm Anh ở số 2B Phổ Quang thì rất vô lý. Phải nói rõ, đó là Bệnh viện Tâm Anh II, chỉ khác là chưa cho lưu trú qua đêm. Không ai phủ nhận năng lực, uy tín và trình độ chuyên môn của hệ thống Bệnh viện Tâm Anh nhưng khi Bệnh viện Tâm Anh triển khai dự án ở Sunrise City Central thì nhiều người băn khoăn”, anh T.T.D nói.

Theo anh T.T.D, trung tâm thương mại khác hoàn toàn bệnh viện, không dễ cải tạo mà không tác động đến kết cấu lẫn môi trường. Việc xử lý nước thải, rác y tế các bệnh viện được thiết kế riêng vẫn chưa triệt để thì nói gì đến bệnh viện phát sinh, cải tạo. Bên cạnh đó, tiếng ồn, xe cấp cứu 24/7 và nguồn điện quá tải bởi trang thiết bị bệnh viện và nguy cơ cháy nổ nhãn tiền.

Bà T.H (cư dân W4) cũng không đồng tình về việc về việc Bệnh viện Tâm Anh thuê để làm phòng khám đa khoa trong khu chung cư mà gia đình bà đang sinh sống.

Theo bà T.H, việc mở phòng khám sẽ liên quan đến mầm bệnh, rác thải y tế, người dân phải tiếp xúc thường ngày với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. “Phòng khám đa khoa là một loại dịch vụ đặc thù đòi hỏi rất khắt khe về mặt quy định của pháp luật. Phòng khám đa khoa với diện tích lớn như thế này thì nó không khác gì một bệnh viện khu vực nằm dưới “chân” của chúng tôi”, bà T.H nói.

Bà T.H cũng đặt vấn đề việc mở phòng khám đa khoa với quy mô lớn như vậy tại Quận 7, cụ thể là tại Sunrise City Central có đúng với quy hoạch mạng lưới y tế hay không? Theo bà T.H, Quận 7 không cấp thiết đến mức phải làm phòng khám đa khoa tại đây.

Nhiều bất cập......nếu đi vào hoạt động?

Tại buổi làm việc với cư dân tại Sunrise City Central, đại diện ngân hàng Vietinbank cho biết về pháp lý tài sản, theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản, Vietinbank được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cấp giấy chứng nhận với mục đích sử dụng của công trình là thương mại, dịch vụ, văn phòng – điều này đã được ghi rõ trong sổ đỏ của Vietinbank.

Vị đại diện này cho biết, ngân hàng Vietinbank sở hữu mặt bằng 4 tầng tại Sunrise City Central từ năm 2017. Tuy nhiên, đơn vị này chưa triển khai hoạt động nên hiện trạng xuống cấp nhiều và hệ thống trần cần sửa chữa. Vietinbank cũng tìm đối tác để khai thác các tầng đó.

Theo đó, Vietinbank cho Bệnh viện Tâm Anh thuê. Khi xét về tính pháp lý, Vietinbank đã thẩm định ý của Bệnh viện Tâm Anh là theo Luật Đầu tư 2020, đầu tư kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh có mã ngành 179 được xác định ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

“Khi Bệnh viện Tâm Anh muốn triển khai dịch vụ phòng khám ở đây thì để đăng ký kinh doanh có điều kiện trước khi đi vào hoạt động phải xin được các giấy phép con như phòng cháy chữa cháy, giấy phép về xả thải. Để được cấp phép hoạt động tại mặt bằng của chung cư thì Bệnh viện Tâm Anh sẽ phải làm việc với cơ quan chức năng để được cấp phép mở phòng khám”, đại diện Vietinbank nói.

Trong quá trình sửa chữa nếu không được cơ quan chức năng cấp phép thì Bệnh viện Tâm Anh sẽ không được triển khai phòng khám tại trung tâm thương mại.

Theo khoản 2, Điều 25 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định về điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng khám đa khoa quy định về cơ sở vật chất.

Theo đó, địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh. Bên cạnh đó, có nơi tiếp đón, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh, phòng khám chuyên khoa và phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu).

Như vậy, theo quy định trên, phòng khám đa khoa phải là nơi tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, do đó việc đặt phòng khám ngay tại chung cư sinh sống của người dân là chưa hợp lý.

Tại Điều 43 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động, thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, công bố cơ sở đủ điều kiện khám sức khỏe quy định rất nhiều danh mục hồ sơ.

Trong đó, quy định có Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này. Theo mẫu 02 Phụ lục XI thể hiện nội dung kê khai bao gồm tổng diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng nhà, các điều kiện vệ sinh môi trường gồm: Xử lý nước thải, xử lý rác y tế, rác sinh hoạt; an toàn bức xạ; hệ thống phụ trợ gồm phòng cháy chữa cháy, khí y tế, máy phát điện,…

Từ quy định này có thể thấy hệ thống điện, phòng cháy chữa cháy ở khu chung cư được thiết kế với mục đích sinh hoạt, không đảm bảo các điều kiện bắt buộc dành cho cơ sở y tế. Đồng thời, nếu phòng khám cải tạo để đảm bảo quy định của pháp luật sẽ phải tác động và thay đổi rất lớn đến kết cấu tòa nhà chung cư.