Tuy nhiên nhìn vào những con số khả quan của một vài công ty, có thể thấy đại dịch này là thời khắc "lửa thử vàng" cho những tổ chức vốn có nền tảng vững chắc cùng tầm nhìn chiến lược quan trọng. Covid-19 thậm chí là đòn bẩy cho các doanh nghiệp này vươn lên mạnh mẽ hơn.

Vượt bão

Lấy ví dụ điển hình trong số đó, là công ty tài chính của ngân hàng VPBank, cho 3 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế đã tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái lên 917 tỷ đồng. Đóng góp cho kết quả này là sự gia tăng đáng kể trong chi tiêu qua thẻ tín dụng trong giai đoạn giãn cách xã hội. Với hơn 2,3 triệu thẻ phát hành tới nay, thẻ tín dụng đóng góp 11% vào tổng cho vay của FE CREDIT.

Cũng theo FE CREDIT, thẻ tín dụng sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng chính trong những năm tới, để đối phó với tình trạng bão hòa của thị trường cho vay tiêu dùng hiện nay.

Covid-19 – lửa thử vàng cho các công ty tài chính - Ảnh 1.
 

Cẩn tắc vô áy náy

Có thể nói, Covid-19 không chỉ mang lại kết quả khả quan cho mảng thẻ tín dụng tại FE CREDIT mà còn khiến công ty có những hành động cấp thiết để giảm thiểu các tác động liên quan đến dịch bệnh và bảo đảm chất lượng tài sản.

Đặc biệt, để bảo vệ các khoản cho vay mới, FE CREDIT đã chọn cách cắt giảm doanh số trong phân khúc khách hàng rủi ro cao, đồng thời tìm kiếm những khách hàng ít rủi ro hơn và ưu tiên cho những khách hàng hiện có với chất lượng tín dụng tốt nhằm tăng chất lượng tài sản.

FE CREDIT cũng đã tập trung nguồn lực để đẩy mạnh hiệu quả thu hồi nợ, song song sử dụng các công cụ nhằm giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, công ty định hướng tập trung vào các khách hàng trong phân khúc rủi ro ít, bao gồm khách hàng hiện tại với các điều chỉnh hợp lý trong chính sách cho vay, cùng với việc triển khai các hoạt động cụ thể cho từng phân khúc cho vay, đã giúp mang tới những kết qua kinh doanh khả quan trong quý 1 cho FE CREDIT.

Và những nỗ lực này sẽ tạo đà cho chặng đường phát triển bền vững của công ty trong thời gian tới.

Covid-19 – lửa thử vàng cho các công ty tài chính - Ảnh 2.
 

Lấy khách hàng làm trọng tâm

Tăng trưởng tín dụng Việt Nam chỉ tăng 1,96% tính đến ngày 29-5, theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), một tỉ lệ khiêm tốn so với 5,74% tại cùng kỳ năm ngoái. Nếu nhìn ở một góc độ khác, đây sẽ là cơ hội để các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng tăng cường cho vay trong những tháng cuối năm. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng của NHNN vẫn giữ nguyên ở mức 14% cho năm 2020, phần nào cho thấy kỳ vọng cao của cơ quan này về sự phục hồi của nền kinh tế và lãi suất thấp sẽ có thể kích cầu vay cá nhân và doanh nghiệp.

Để phát triển bền vững trong tương lai, FE CREDIT đã chọn tập trung nhiều hơn vào việc phục vụ nhu cầu của khách hàng thông qua quy trình tự động hóa. Và có lẽ nhờ sự bùng nổ của Covid-19, quá trình số hóa tại FE CREDIT đã diễn ra nhanh hơn, để công ty này thích nghi với hoạt động "bình thường mới" và phục vụ một làn sóng khách hàng mới sau Covid-19.

Công ty tài chính tiêu dùng này cho biết một hệ thống tự động hóa khách hàng hiện đang được đầu tư và xây dựng, cho phép hệ thống tự động lựa chọn phân khúc khách hàng ít rủi ro hơn với các sản phẩm phù hợp. Sau khi xây dựng xong, nó sẽ giúp FE CREDIT tự động hóa tất cả các tương tác với khách hàng, cải thiện trải nghiệm của khách hàng và đảm bảo hiệu quả về chi phí và thời gian tiếp cận thị trường của các sản phẩm.

Covid-19 – lửa thử vàng cho các công ty tài chính - Ảnh 3.
 

Đối với lĩnh vực tài chính tiêu dùng nói riêng, FE CREDIT đặt niềm tin vào triển vọng phát triển và khả năng cải thiện chất lượng tài sản của ngành, khi nền kinh tế tăng tốc trở lại.

"Chúng tôi nghĩ rằng để bình thường hóa lại nền kinh tế, chính phủ sẽ cần phải thực hiện một số chính sách mới để đảm bảo phân khúc thu nhập thấp có việc làm và sử dụng các chính sách tài khóa để tăng cường nhu cầu của thị trường nói chung," đại diện của FE CREDIT chia sẻ.

Khi các biện pháp ngăn chặn dịch Covid-19 được gỡ bỏ, cùng với đó là các điều kiện then chốt như nền tảng kinh tế vĩ mô khá vững chắc của Việt Nam, được hỗ trợ bởi việc nới lỏng tiền tệ, tài khóa và nhu cầu xuất khẩu gia tăng trở lại, sự lạc quan về nền kinh tế Việt Nam sẽ sớm quay trở lại.

Ánh Dương

Theo Nhịp sống kinh tế