Tôi quan sát các bạn phây qua các tút, các commnet, và qua những thông tin chia sẽ. Tất nhiên do tình hình chung, nên các thông tin đều mang màu sát khá u ám, gian khổ. Nhưng trong đó tôi tạm chia làm 2 nhóm, nhóm thứ nhất luôn có tinh thần chiến đấu chia sẽ; nhóm thứ hai thì có vẻ co cụm, phòng thủ và đề cao những nguy cơ.
Tôi thích nhóm thứ nhất, điều gì làm họ vẫn giử vững tinh thần lạc quan, vững vàng ? rỏ ràng họ không khá giả hơn, không có chổ ở ngon lành hơn nhóm thứ hai, mà nhiều khi còn ngược lại!
Rồi tôi đọc lại bài viết 6 cách khiến một người sống mệt mỏi và trắc trở; và phần nào trả lời được câu hỏi này, vì tôi nhận thấy nhóm thứ hai tự chọn lựa 6 cách để mình ngon (an toàn) hơn, nhưng kết quả ngược lại, họ trở nên khốn khổ và lo lắng hơn, và đó cũng góp thêm khả năng suy yếu sức chống đở với dịch covid.
Vậy để làm sao khắc phục được điều này? quá đơn giản, chúng ta chỉ cần làm ngược lại 6 cái các chọn lựa làm đời sống mình thêm xám xịt.
1. Truy cầu quá nhiều, không biết đủ
Trong bình thường, người “đứng núi này trông núi nọ” dù đã có đủ đầy , dư sống happy, mà nhiều ngưởi mơ ước. Họ vẫn thấy còn thiếu, và buồn bực vì mình còn thua người khác..
Nhiều người đã có trăm tỷ mà tiếp tục lao vào những phi vụ có rủi ro vì thấy mình “còn nghèo”…sự cố gắng có thêm sẽ làm mình căng thẳng stress !!
Trong giản cách, nhiều người cứ kể lể mình thiếu cái này, mình mất cái kia rồi than thở. Trong khi quên rằng giai đoạn thời chiến thì phải chấp nhận, mà mình vẫn ngon hơn nhiều người.
Trong giai đoạn 16 +++ nghiêm ngặt, trong 3 ngày cuối tuần mọi người đổ xô đi mua hàng, có người tủ lạnh đã ken chặt, đồ khô chất đầy nhà bếp vẫn thấy thiếu , đi mua tiếp, ngày hôm sau lại thấy thiếu vá mua tiếp, y như sắm đồ ăn tết cuối năm…muốn có đủ thứ khiến lo lắng vì mua chưa đủ, rồi tiếp tục xếp hàng trong mệt mỏi…
3. Hay ganh ghét, đố kỵ, tự ti
Hihi, cái này khỏi bàn. Cảm thấy yếu đuối rồi đâm ra mặc cảm, lúc nào cũng thấy thua kém, rồi khổ sở trách móc càng làm mình khổ thêm…
Yeh, cái này đúng với một số người; tình hình nhà mình cũng không đến nổi nào, nhưng luôn cảm thấy yếu đuối, lo âu không chống nổi con covid, rồi thay vì thực hiện các hành động thiết thực cho vệ sinh nhà cửa, chăm sóc bản thân, thì chỉ ngồi xem tin các ca bệnh, tin xấu rồi lo tiếp…
4. Không biết cảm động trước những sự việc tốt đẹp
Lúc nào cũng nghi ngờ việc tốt, người tốt….mình không tin điều tốt thì tâm hồm mình luôn chứa điều xấu, do vậy lấy gì mình không thấy cuộc đời (mình) xám xịt..
5. Ích kỷ, không biết cho đi, không mở lòng
Thực tế những người chỉ biết gia đình mình, dùng hết nguồn lực cho gia đình lại là những người thấy cuộc sống mình thua thiệt , thiếu thốt nhất. Do vậy tâm hồn luôn lo âu và bất an.
Người biết chia sẽ cho mọi người chung quanh thì thấy vui hơn, và họ sẽ nhận được những thông tin tích cực từ người khác, cuộc sống họ sẽ tốt hơn, chứ không bị thiệt hại từ cho đi. Sự kết nối, chia sẽ trong đại dịch luôn giúp mình tốt hơn cách co cụm, chỉ lo cho gia đình.
6. Không biết ý nghĩa của cuộc đời
Những người biết cám ơn bữa cơm mình có, biết vui vì mình đang sống, biết vui vì bản nhạc hay, vì ở gần bên người thân, sẽ luôn thấy vui và mạnh mẻ hơn người cứ than thở…
Nhóm người thứ nhất khác biệt với nhóm thứ hai chính từ điều thứ sáu này; mà điều thứ 6 là sự kết hợp của 5 điều trên.
Đọc đến đây, hoặc đọc vài dòng các điều trên, thì người trong nhóm thứ hai liền bật câu phản bác, thí dụ “nguy cơ chết cao mà không lo…”, “không mua đồ rồi thiếu đồ dùng là khổ…” …..
Yess, các phản biện này luôn đúng, và nhóm thứ hai luôn đúng , vì nếu họ sai thì ai cũng thành nhóm thứ nhất hết.
Vấn đề chỉ là bạn chọn cái đúng nào mà thôi, theo đó bạn thuộc nhóm thứ nhất hay nhóm thứ hai…
Tác giả: Hiền Đinh