5 phương pháp quản lý chi tiêu để vượt qua mùa dịch

Mọi người nên lập kế hoạch chi tiêu cụ thể, cắt giảm chi phí không cần thiết, dự trữ thực phẩm vừa đủ... để giảm gánh nặng tài chính cho bản thân.

phuong-phap-chi-tieu-1629459758.jpg

1. Lập kế hoạch chi tiêu thật chi tiết

Chia các khoản chi tiêu thành 3 nhóm chính:

- Nhóm chi tiêu thiết yếu: Ăn uống, tiền nhà, điện, nước, internet,... Đây là những khoản chi phí bắt buộc và cố định mỗi tháng.

- Chi tiêu bất ngờ: Các khoản chi phí khám chữa bệnh,... Trong cuộc sống, luôn luôn phải dự trù tình huống bất ngờ. Vì vậy, chúng ta nên dành riêng khoản chi tiêu này để phòng những trường hợp cấp bách xảy ra.

- Chi tiêu khác: Mua sắm, quà cáp, học phí các khóa học online mùa dịch,...

2. Cắt giảm những chi phí không thật sự cần thiết

Vì chưa biết dịch bệnh đến khi nào mới kết thúc nên bạn cũng nên cắt bớt các khoản chi như mua sắm không kiểm soát, các dịch vụ online,...

3. Dự trữ thực phẩm vừa đủ, tránh lãng phí

Dự trữ thực phẩm trong mùa dịch là một điều cần thiết để tránh đi đến những nơi đông người thường xuyên. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mua lượng thực phẩm vừa đủ dùng, không dự trữ quá nhiều dẫn đến việc không sử dụng hết gây lãng phí thức ăn và tiền bạc.

4. Sử dụng các ứng dụng quản lý chi tiêu

Hiện nay, có nhiều ứng dụng quản lý chi tiêu hiệu quả, giúp quản lý và giám sát chi tiêu một cách hợp lý hơn. Đây là cách khá khoa học để cắt giảm chi tiêu, nhìn thấy bản thân đang tiêu vào khoản nào nhiều nhất, từ đó bạn sẽ biết cách cân đối chi tiêu lại cho hợp lý.

5. Bỏ ống heo đất số tiền mặt không dùng

Nuôi heo đất và hàng tháng có thể kiểm tra xem tháng vừa rồi mình để dành được bao nhiêu. Điều đó đơn giản là mục tiêu giúp cho bản thân bạn thấy nỗ lực của mình có tác dụng như thế nào.

T/h