Uống nước ngay khi bạn thức dậy

nhung-thoi-diem-vang-can-uong-nuoc-phunutoday

Ảnh minh họa

Một ly nước mát ngay sau khi bạn thức dậy giúp cho cơ thể bắt đầu một ngày mới. Nước giúp kích thích các cơ quan trong cơ thể và loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Nước cũng giúp gan và thận lọc sạch cơ thể của bạn hơn. Nếu có thể hãy cho thêm 1 ít mật ong và vài giọt chanh vào để việc “đào thải” diễn ra hiệu quả hơn, đặc biệt là với các bạn đang giảm cân, nó sẽ giúp giảm mỡ tốt hơn đấy. Sau đó nửa tiếng thì hãy bắt đầu bữa sáng.

Uống nước trước bữa ăn

Uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn cảm thấy no hơn; điều đó có nghĩa là bạn sẽ ít có khả năng bị mắc kẹt thức ăn khi xuống đường tiêu hoá.

Khi đó, dạ dày cũng được chuẩn bị để tiêu hoá thức ăn; nước giúp thức dậy vị giác và dưỡng ẩm lớp lót dạ dày để thức ăn cứng hoặc thức ăn có tính axit sẽ không gây khó chịu cho dạ dày. Nước cũng giúp làm ẩm miệng và làm sạch mùi, sạch vị còn sót lại từ thức ăn, đồ uống hoặc thuốc lá trong miệng trước khi ăn khiến bữa ăn của bạn trở nên ngon miệng hơn.

Uống nước trước khi hoặc trong bữa ăn nhẹ còn giúp bạn cảm thấy ăn nhanh hơn, giữ được calo.

Uống nước khi bạn đang đói hoặc mệt mỏi

Nếu bạn đang đói hãy uống trước ngay một ly nước để kiểm tra xem bạn có bị mất nước hay không. Đôi khi chúng ta có cảm giác đói và nghĩ rằng mình đang đói nhưng thực sự chỉ là khát.

Và nếu như bạn cảm thấy buồn ngủ nhưng không thể ngủ được bạn hãy uống 1-2 cốc nước. Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của sự mất nước. Do khả năng di chuyển nhanh chóng trong cơ thể, nước sẽ nhanh chóng tới não của bạn. Một bí quyết nhỏ đó là hãy uống nước trước một cuộc họp quan trọng, khi công việc căng thẳng, hoặc khi mất ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Lượng uống và cách uống

Trong ngày, chúng ta cần duy trì thói quen uống đều nước và uống từ từ, liều lượng mỗi lần khoảng 100 -150 ml. Việc uống một cách từ từ, chậm rãi sẽ giúp lượng nước được hấp thu dễ dàng hơn. Không nên uống một lúc quá nhiều, bởi khi khối lượng nước vào cơ thể ồ ạt có thể làm tăng áp lực tuần hoàn lên quá mạnh.

Đa số mọi người đều nghĩ rằng tốt nhất nên uống 2 lít nước mỗi ngày; tuy nhiên điều đó thực tế còn phụ thuộc nhiều yếu tố như trọng lượng cơ thể, thói quen vận động, môi trường làm việc, hay chế độ ăn uống.

Chẳng hạn việc ngồi văn phòng điều hòa suốt ngày sẽ càng bị mất nước và da bị khô nhanh thì càng cần uống nhiều nước; hoặc người có thói quen ăn nhiều canh, uống sữa, nước ép hoa quả thì nhu cầu nước lọc sẽ giảm.

Một điều hiếm gặp nhưng cũng có thể xảy ra là khi bạn uống quá nhiều nước khiến thận không thể bài tiết hết lượng nước thừa, vừa tăng áp lực cho hệ tiêu hóa, đồng thời điện giải (chất khoáng) trong máu bị pha loãng, gây nên tình trạng hạ natri máu, thậm chí gây tụt huyết áp.