3 điều không nên làm sau khi bị sa thải

Theo CNBC, số lượng nhân viên bị sa thải vẫn ở mức thấp trong lịch sử trên thị trường lao động.

Người lao động đừng nên quá vội vàng tìm việc mà hãy tìm hiểu kỹ doanh nghiệp trước khi phỏng vấn. Ảnh: iStock.

Theo CNBC, những cú sốc đối với việc làm trong ngành công nghệ và tài chính đã tăng lên trong năm nay. Các công ty như Twitter, Stripe, Salesforce và Meta thông báo cắt giảm nhân sự trong vài ngày tới và các CEO cho biết họ đang chuẩn bị cho suy thoái kinh tế bằng cách giảm số lượng nhân viên.

Do vậy, thị trường lao động có thể trở nên chặt chẽ hơn một chút đối với một số người tìm việc sau khi bị sa thải.

Albert Ko, 37 tuổi, đã chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ nhất. Anh đã trải qua 5 lần bị sa thải trong sự nghiệp 15 năm làm kỹ thuật và bán hàng của mình, trong đó có 2 lần anh ấy bị mất việc. Hiện anh là giám đốc tại AngelList Talent, một trang web nghề nghiệp dành cho các công ty khởi nghiệp. Ko còn dành thời gian của mình để xem xét hồ sơ xin việc, đưa ra lời khuyên và kết nối mọi người với công việc mới.

Anh Albert Ko nhận thấy những người tìm việc đột ngột ngay sau khi bị sa thải có xu hướng phạm phải ba sai lầm lớn.

Nói rằng bạn có thể làm mọi thứ

Khi cập nhật trạng thái trên Linkedln hoặc viết sơ yếu lý lịch, nhiều người cảm thấy bắt buộc phải liệt kê mọi công việc đã làm hoặc mọi kỹ năng học được. Từ góc độ tuyển dụng, đây là một sai lầm, Albert Ko nói: “Không ai cần một người nói chung chung. Hãy chỉ giỏi một vài thứ".

Albert Ko nói, một CV với danh sách mọi thứ bạn từng làm không giúp người đọc hiểu rõ về chuyên môn của bạn. “Mọi người sẽ nói họ giỏi bán hàng, tiếp thị và vận hành như thế nào, và trong đầu tôi nghĩ, ‘Bạn không thể giỏi cả ba thứ và tôi không cần bạn giỏi cả ba thứ'".

Vì vậy, khi bạn đăng thông tin cần tìm việc lên mạng xã hội, hãy dành chút thời gian suy nghĩ chính xác về những gì bạn phù hợp để làm và những gì bạn muốn làm tiếp theo dựa trên sự kết hợp giữa các mục tiêu như sở thích, tài năng và những gì thị trường việc làm đang cần.

luu y khi tim viec anh 1

Nhà tuyển dụng cần người nắm rõ chuyên môn công việc mà người lao động ứng tuyển, chứ không phải việc gì cũng có thể làm. Ảnh: Economics21.

Khi bạn bắt đầu nộp đơn xin việc, hãy đảm bảo sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn phù hợp với từng công ty. Hãy viết ra cụ thể các kỹ năng của bạn phù hợp với những gì tổ chức cần: “Hãy nhấn mạnh năng lực của bạn. Nhà tuyển dụng cần nhân sự thực sự giỏi trong lĩnh vực mà họ ứng tuyển".

Nếu có thể, hãy đảm bảo định lượng công việc của bạn và cách nó kiếm tiền hoặc tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp.

Không rõ ràng về mục tiêu tiếp theo

Albert Ko nói rằng thật tuyệt khi thấy mọi người đăng bài về việc họ bị sa thải trên LinkedIn vì điều đó giúp loại bỏ sự kỳ thị xung quanh việc yêu cầu giúp đỡ. Anh nhận thấy các đồng nghiệp cũ, nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng thường phản hồi tích cực với những bài đăng này và muốn hỗ trợ họ.

Tuy nhiên, một sai lầm lớn khác cần tránh là yêu cầu sự giúp đỡ nhưng không nói rõ ràng về những gì bạn đang tìm kiếm trong công việc hoặc công ty tiếp theo.

Điều đó có nghĩa là bạn sẵn sàng làm bất cứ việc gì hoặc có thể mơ hồ về chức danh, cấp độ công việc mà bạn đang tìm kiếm.

luu y khi tim viec anh 2

Bạn cần vạch rõ mục tiêu mong muốn đối với công việc tiếp theo để lựa chọn môi trường phù hợp. Ảnh: iStock.

“Nếu bạn nói quá chung về loại hình, vai trò hoặc công ty mà bạn muốn làm việc, tôi không thể tư vấn cho bạn được nơi nào để bắt đầu và tôi có khả năng rất bận giúp đỡ nhiều người cùng một lúc”, Albert Ko nói.

Bạn nên thể hiện rõ trong sơ yếu lý lịch của mình về loại công ty bạn muốn làm hoặc xem xét các nhà quản lý, nhóm tuyển dụng tại các công ty đó.

Ngay cả khi bạn không có sẵn danh sách các nhà tuyển dụng mơ ước, bạn nên biết loại môi trường làm việc mà bạn đang tìm kiếm: quy mô của công ty, ngành, loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đam mê.

Chấp nhận mọi cuộc phỏng vấn

Ngoài nguồn cung cấp công việc trên LinkedIn, Albert Ko khuyên người tìm việc nên khai thác các trang mạng xã hội khác để tìm kiếm cơ hội việc làm: danh sách cựu sinh viên trường trung học hoặc đại học, nhóm cộng đồng trên Facebook, vòng kết nối dành cho phụ huynh, tổ chức mà bạn tình nguyện tham gia và các nhóm xã hội khác mà bạn là thành viên.

Như đã nói, trải qua một đợt sa thải là một thử thách về cảm xúc cũng như tài chính. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu nhờ người khác giúp đỡ trong quá trình tìm kiếm công việc mới, hãy đảm bảo bạn có đủ thời gian và năng lượng tinh thần để theo dõi những công việc tiềm năng mà mọi người đưa cho bạn.

luu y khi tim viec anh 3

Người tìm việc đừng nên đánh mất giá trị của mình khi ồ ạt đi phỏng vấn. Ảnh: MyCareersFuture.

Khi nhận được những công việc từ người quen giới thiệu, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi tham gia phỏng vấn. Nếu họ cố gắng để tìm kiếm cho bạn một công việc phù hợp nhưng bạn chưa sẵn sàng, đó sẽ là vấn đề lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ.

Trước khi bắt đầu tìm việc làm, bạn cần xác định rõ mục tiêu, định hướng và mong muốn của mình để tránh làm lãng phí thời gian của bạn và nhà tuyển dụng.

Nếu không cảm thấy công việc phù hợp, bạn cần cảm ơn người đã hỗ trợ và nhắc lại lý do cơ hội đó không phù hợp. Hãy tập trung vào những gì bạn thực sự muốn và chỉ nhận những cuộc phỏng vấn phù hợp.

Mục Giáo dục gửi tới độc giả gợi ý những tác phẩm hay về tuổi trẻ, học đường. Đó có thể là lựa chọn phù hợp cho người yêu sách, thích khám phá cuộc sống học sinh, sinh viên xưa và nay.