Đạo lý thứ nhất: Giả sử bạn chỉ có một cơ hội duy nhất
Câu này có ý nghĩa gì? Đó là khi bạn gặp bất cứ chuyện gì, hãy chuẩn bị tốt mọi thứ, đồng thời coi cơ hội đó là cơ hội cuối cùng của bản thân.
Suy cho cùng, mỗi chúng ta ai cũng sẽ có những lúc sơ xuất. Nhưng nếu bạn coi mọi cơ hội đều là cuối cùng, bạn sẽ xem xét nó một cách nghiêm túc hơn, và với sự chuẩn bị đầy đủ, có thể bạn sẽ đạt được thành công nhanh hơn.
Bất cứ khi nào chúng ta cũng phải nắm chắc cơ hội, nhấn nút phóng viên đạn ngay trong tay khi thời cơ ập đến. Đó chính là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất quyết định bạn có trở nên giàu có hay không.
Đạo lý thứ hai: Cơ hội phải tranh giành mới có được
Rất nhiều người nghèo không dám đấu tranh cho lợi ích của họ, cũng không dám chủ động theo đuổi thành công. Cuối cùng họ vẫn mãi chỉ là những con người nghèo khó đứng sau lưng người khác.
Nhiều khi chúng ta làm một việc gì đó, nếu không tranh thủ hành động, cuối cùng cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ thất bại.
Thật đáng tiếc, nhiều người nghèo lại không có tinh thần đó. Sống trong nghèo khó lâu dài khiến họ không dám đấu tranh, không dám thay đổi. Thậm chí khi làm việc, họ luôn tìm vô số lí do trì hoãn và tự biến mình thành kẻ vô dụng.
Đạo lý thứ ba: Học cách che giấu sự thông minh của bản thân
Tục ngữ có câu "tẩm ngầm tầm ngầm mà đánh chết voi".
Nếu bạn muốn giàu có, hãy học cách che giấu sự thông minh của mình. Thế giới này không thiếu những người thông minh. Có những người luôn muốn thể hiện sự thông minh trước mặt người khác, mong muốn sẽ nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ. Nhưng trên thực tế lại dễ bị người khác ghen ghét, đố kị.
NGÔ VŨ SƠN
T/h