Không khí ô nhiễm, “sát nhân” vô hình
 
Hẳn mọi người đều chưa quên ứng dụng AirVisual từng gây náo động tại Việt Nam vào tháng 9/2019, với việc cảnh báo Hà Nội “vươn lên” đứng đầu bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới thậm chí còn đứng trên Jakarta của Indonesia và TP HCM.
 
Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hiện trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội từ ngày 12 đến 29/9 vạch rõ chỉ số bụi PM2.5 liên tục cao hơn 50 - ngưỡng an toàn theo Quy chuẩn Việt Nam năm 2013, và được coi là cao nhất trong số 5 năm trước đây.
Xe dien tai Viet Nam se giam thieu o nhiem khong khi
AirVisual từng gây náo động tại Việt Nam vào tháng 9/2019 với việc cảnh báo Hà Nội đứng đầu bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
PGS-TS Hồ Quốc Bằng, Viện Môi trường và Tài nguyên Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết kết quả nghiên cứu kiểm tra khí thải phát thải tại TPHCM đã chi ra hoạt động giao thông là tác nhân gây ô nhiễm không khí lớn nhất hiện nay. Trong nguồn khí thải từ giao thông, xe máy được coi là thủ phạm chính. Xe máy đang chiếm khoảng 29% nguồn phát thải NO, 90% CO và chiếm tới 37,7% nguồn phát thải bụi. Riêng nguồn phát thải bụi siêu mịn, xe máy cũng chiếm khoảng 31%.
 
Thống kê của Motorcycles Data cũng chỉ ra Việt Nam là đất nước xếp hạng thứ tư trên thế giới về số lượng xe máy, chỉ sau Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Nếu tính tỷ lệ xe máy trên đầu người thì Việt Nam đang dẫn đầu thế giới, với tỷ lệ khoảng 2,2 người cho 1 xe máy. Hiện mức tiêu thụ xe máy của Việt Nam ổn định ở khoảng 3 triệu chiếc mỗi năm.
Xe dien tai Viet Nam se giam thieu o nhiem khong khi-Hinh-2
Xe máy đang chiếm khoảng 29% nguồn phát thải NO, 90% CO và chiếm tới 37,7% nguồn phát thải bụi.  
Cải thiện chất lượng không khí từ phương tiện xanh
 
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cảnh báo, bụi mịn PM2.5 có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây nên tình trạng khó thở; đặc biệt nguy hiểm với những người mắc bệnh phổi, hen phế quản, nhiễm trùng đường hô hấp.
 
Cũng trong thời gian trên, hai mặt hàng bỗng nhiên trở nên sốt là khẩu trang chống bụi mịn PM2.5 và máy lọc không khí. Tuy nhiên, việc làm này cũng chỉ là biện pháp tạm thời, bởi các nguồn chính gây ô nhiễm không khí từ xe máy, ôtô vẫn đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn.
Xe dien tai Viet Nam se giam thieu o nhiem khong khi-Hinh-3
Việc sử dụng xe điện hay các phương tiện công cộng không khí thải sẽ góp phần cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng. 
Khẩu trang và máy lọc không khí khó có thể loại bỏ hoàn toàn việc con người bị nhiễm độc, hen xuyễn hay ung thư… đặc biệt là ở người già và trẻ em vốn có sức đề kháng liên quan tới hô hấp ở mức kém.Chính phủ nhiều nước trên thế giới hiện đang kỳ vọng phương tiện di chuyển xanh là một trong những giải pháp chủ lực để khắc phục ô nhiễm không khí. Trong đó, Trung Quốc, Đài Loan là những nước đã chuyển hẳn sang sử dụng xe máy điện, và các nước khác như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản cũng đẩy mạnh việc loại bỏ sản xuất mới ôtô chạy xăng trong vài năm tới.