“Tình Ca phố” mùa covid-19

Đã lâu lắm rồi, TP. Hồ Chí Minh không có cảm giác “oằn mình” trên những con phố trống trải. Sau đợt dịch lần thứ 2, mặt bằng kinh doanh bị trả lại, nhiều tấm Banner được giăng mắc khắp các khu phố trung tâm, với dòng chữ: “Mặt bằng cho thuê lại…” Nhưng sau hiệu lệnh cho hoạt động của các bar, phòng trà, niềm vui có được như hồi sinh, “thay áo mới”?

Tôi lang thang vào một buổi sáng, hay chính xác hơn là việc các quán bar, phòng trà đã được cho mở cửa trở lại. Con phố Bùi Viện bắt có những chuyển mình thay đổi, sau “đợt bão” lần thứ 2 của mùa covid -19. Hàng quán đã bắt đầu xếp ghế ra, những chai cồn rửa tay cũng nghễu nghện ở trên từng cái bàn được trưng bày ra phía bên ngoài hàng hiên của quán. Những cô tiếp viên, phục vụ các quán ăn, Bar ở xung quanh cũng có chút hồ hởi chờ đợi chiều về - thì con phố này mới chính thức sôi động và huyên náo. Điều mà tôi để ý đó là, người đàn ông chủ một quán ăn người Ấn Độ, ngồi “thừ” mặt ra nhìn vào khoảng xa xăm trước mặt mình. Quầy lễ tân đón khách đi vào quán ăn này cũng không có người. Một cái điệu buồn buồn rười rượi như cảm giác “chờ tàu” đến đón, của hai chị em Liên và An trong tác phẩm “Hai đưa trẻ” của nhà văn Thạch Lam. Tôi đi trên con phố này 2 lần để quan sát và ngắm nhìn phố phường. Gần Bùi Viện là đường Trần Hưng Đạo Quận 1 – TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều mặt bằng cho thuê đều treo tấm biển “cho thuê lại, sang nhượng mặt bằng”. Tôi lang thang thêm lúc nữa, nhưng giờ này các phòng trà còn chưa mở cửa. Tôi đành đi về nhà tìm kiếm thông tin trên mạng.


Mọi thứ chỉ mới chỉ mới bắt đầu trở lại trên con phố Bùi Viện - ảnh internet.

Tôi nhắn tin cho hàng loạt trang liên quan đến hoạt động tổ chức phòng trà thuộc diện lớn nhất TP. Hồ Chí Minh. Những tất cả đều khá im ắng và được nhận lại bằng một tin nhắn tự động: “Sẽ trả lại sau...” Niềm vui cuối ngày hiện diện, khi tôi liên hệ với phòng trà thuộc diện tầm trung ở TP. Hồ Chí Minh, được đáp lại: “Tôi là một bác sĩ. Phòng trà dưới sự giám sát chặt chẽ của tôi, theo khuyến cáo phòng chống covid-19 của Bộ Y Tế....” Cuộc điện thoại diễn ra ngay sau đó, tuy nhiên cũng không giải quyết được gì nhiều, vì người chủ quán hẹn là “thứ 7 sẽ có chương trình ca nhạc nhớ ghé"... Nhưng làm quảng cáo tốn tiền mày ơi. chị biết mà…

Có lẽ, mùa covid-19 sẽ làm việc khó khăn hơn. Vì ai cũng sợ tốn tiền, sợ làm cái gì đó liên quan đến việc chi trả. Trong một sự tìm kiếm khác, tôi thấy dòng chữ của một phòng trà, chuyên tổ chức các đêm nhạc trẻ: “Dù là quán nhỏ không nằm trong danh mục đóng cửa mùa dịch nhưng vẫn vui lây cho ngành nightlife Saigon, giờ đây chính thức trở lại. Dịch bệnh đã ít nhiều được khống chế. Yêu lắm Sài Gòn ơi.”

Ừ, có lẽ đó là niềm vui. Tôi nhớ đến 2 câu nhạc trong bài hát “tình ca” của nhạc sĩ Quốc Bảo: “Lòng ta còn bao nhiêu ngày để yêu – Mà vẫn hân hoan Mùa xuân nở môi cười...”*

Ngày thứ 3, tôi đã tìm về trong ký ức mình một quán tên “Văn” chuyên tổ chức, biểu diễn nhạc tiền chiến hàng đêm. Quán nằm trong một con hẻm nhỏ ở Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh được trang trí khá mỹ miều, theo đúng phong cách của dân làm nghệ thuật.


“Quán Văn” là một trong những nơi thường xuyên tổ chức những đêm nhạc tưởng nhớ Trịnh Công Sơn.

“Quán Văn” mang đủ cảm thức về một trường Đại học Văn Khoa cũ từ năm 1967. Một cái tên quen thuộc trong trong những tụ điểm văn nghệ tiên phong của những thanh thiếu niên, sinh viên, học sinh thời bấy giờ. Chủ Quán Văn chia sẻ: “Đặc biệt, Quán Văn đã đưa tên tuổi nhiều nghệ sĩ sáng tác, trình diễn đi sâu vào lòng thưởng ngoạn, giới trẻ và người mộ điệu: từ Thanh Lan/Từ Công Phụng đến Khánh Ly/Trịnh Công Sơn... và nhiều nhạc sĩ, thi sĩ khác nữa….

Phải nói, sau mùa dịch covid - 19 lần thứ 2 này mọi thứ được bắt đầu lại hết sức khó khăn. Tôi còn nhớ rất rõ, sự cập rập của cuộc điện thoại người chủ quán phòng trà tự nhận mình là bác sĩ. Sự vội vã, lẩn tránh là điều khó tránh khỏi trong lần dịch đầy trắc trở này. Quay trở lại với Quán Văn, Thiên Di, chủ quán cho biết thêm: “Qua 2 đợt dịch vừa rồi, hầu như mọi người đều có những khó khăn riêng. Điều này, khiến tôi có một chút thay đổi về cách sống và suy nghĩ. Mùa dịch này khiến chúng ta sống chậm lại, nhìn nhận mọi vấn đề kỹ càng. Đồng thời, biết trân trọng cuộc sống đang có, những người thân, bạn bè...”


Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu trong một lần ghé thăm QuánVăn.

Quê hương của chủ quán đến vùng đất “huyền ảo” của Đà Lạt đã chi phối lên không gian của “Văn” những bản tình ca của Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên,Vũ Thành An... Vì thế, có thể xem ở đây có một chút gì từ cách trang trí quán đến hoa lá, cây cỏ, chấm phá vài nét của vùng Cao Nguyên dành cho người mộ điệu thưởng lãm.

Tôi thì nhớ mãi cái cảm giác khi nghe giọng ca của cô Khánh Ly từ bộ đĩa sơn ca” cũ được thu âm từ trước năm 75 - đầy mộc mạc, mê mị. Nhưng đó là câu chuyện khác của gần 2 năm về trước: khi những bản tình ca không có mùa dịch covid-19.