Trứng rất giàu canxi, sắt, photpho, chất béo, chất đạm và nhiều khoáng chất khác. Nếu ăn thường xuyên, trứng có thể bổ sung đầy đủ các nhu cầu về dinh dưỡng của cơ thể, đóng vai trò to lớn đối với sức khỏe của con người.
Nhưng sau khi ăn trứng, cũng có một số điều cần chú ý. Khi trứng gặp một số loại thực phẩm nhất định, kết hợp với nhau rất dễ khiến cơ thể bị ngộ độc, thậm chí sinh ra chất gây ung thư.
Do đó, sau khi ăn trứng, tốt nhất hạn chế 5 loại thực phẩm này:
1. Uống trà
Nhiều người có thói quen uống trà thường xuyên trong ngày, đặc biệt là sau bữa ăn giúp sạch miệng và giúp hỗ trợ tiêu hóa. Thói quen này càng phổ biến ở nhóm người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi.
Tuy nhiên, bạn không nên tiếp tục uống trà sau khi ăn trứng. Nguyên nhân là bởi axit tannic trong trà có thể phản ứng với protein trong trứng, sẽ tạo thành protein axit tannic, ảnh hưởng đến nhu động ruột của con người.
Quá trình này khiến cho một lượng lớn chất độc và phân tích tụ lại trong ruột con người, không chỉ gây táo bón mà còn để lại tác hại lâu dài đối với sức khỏe. Thậm chí, một số chất gây ung thư cũng có thể sinh ra trong thời gian này.
Uống trà ngay sau khi kết thúc bữa ăn có món trứng có thể làm sản sinh một số chất gây hại cho sức khỏe, thậm chí là gây ung thư. Ảnh: Sohu
2. Ăn quả hồng
Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây
3. Khoai tây
Việc kết hợp khoai tây và trứng gà với nhau làm gia tăng hàm lượng cholesterol xấu. Đây là nguy cơ gây ra béo phì cũng như các vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch chuyển hóa.
Bên cạnh đó, các khoáng chất trong khoai tây cũng có thể cản trở quá trình hấp thụ nguồn sắt và canxi dồi dào từ trứng.
Vì vậy, nếu sau khi ăn trứng mà sử dụng thêm khoai tây thì không chỉ không nhận được các chất dinh dưỡng bổ ích mà thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Nguy cơ rõ rệt nhất là tiêu hóa kém, thậm chí có thể gây khó tiêu.
4. Tỏi
Trong thói quen nấu ăn của nhiều người thường cho thêm hành, tỏi vào các món ăn để tăng thêm hương vị. Tuy nhiên, nếu tiếp tục thói quen này khi nấu các món liên quan tới trứng thì điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Tỏi là một loại gia vị mang tính nóng, có thể gây rối loạn tiêu hóa khi sử dụng lâu dài. Kết hợp với trứng có nhiều chất đạm và dinh dưỡng, gây đầy bụng, khó tiêu nếu ăn nhiều hoặc hệ tiêu hóa kém.
Kết hợp trứng với tỏi sẽ là nguyên nhân gây ra hàng loạt vấn đề về đường tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu… Ảnh: Sohu
Bên cạnh đó, tỏi còn gây kích ứng dạ dày nên khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau tức là đang gây hại cho sức khỏe dạ dày, đường ruột và hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, khi phi thơm tỏi để chiên xào hoặc trộn trong món ăn với trứng như trứng tráng, trứng chưng… một số trường hợp bất cẩn có thể bị cháy xém, hình thành nên độc tố gây bệnh ung thư cho cơ thể.
5. Sữa và sữa đậu nành
Sữa, sữa đậu nành và trứng là một trong những thực phẩm rất được ưa chuộng vào bữa sáng. Nhiều người thường xuyên kết hợp ăn 2 trong 3 món với nhau với mong muốn tăng hàm lượng canxi và dinh dưỡng, để cơ thể khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, đây lại là cách kết hợp thiếu khoa học, gây phản tác dụng.
Sữa là thực phẩm có chứa một hàm lượng chất lactose khá lớn. Đây là một thể trong hai loại đường galactose và glucose dimmer. Trong khi đó, các protein có rất nhiều trong trứng lại giúp phân giải các axit amin. Khi 2 loại thực phẩm này gặp trong, cơ thể khó hấp thụ chất lactose và các chất dinh dưỡng khác cũng trở nên khó tiêu hóa hơn.
Kết hợp 2 loại thực phẩm này vừa ảnh hưởng tiêu hóa, vừa mất dinh dưỡng. Ảnh: Naver
Bên cạnh đó, sữa đậu nành cũng không nên ăn chung với các món trứng. Trong loại sữa này tuy có chứa nhiều protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, nhưng đồng thời cũng tồn tại chất trypsin. Đây là chất có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ của protein trong cơ thể.
Do đó, khi ăn trứng cùng với sữa đậu nành, các protein dồi dào trong trứng gặp được chất trypsin trong sữa đậu nành, làm cho quá trình phân hủy protein bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ của protein trong cơ thể. Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.
Có thể thấy, trứng là một “siêu thực phẩm” cần thiết trong khẩu phần dinh dưỡng của mỗi người. Tuy nhiên, kết hợp làm sao để cơ thể có thể hấp thụ hết ích lợi từ trứng, không gây phản tác dụng cũng vô cùng quan trọng.
*Theo Sohu, Health
Theo Trí thức trẻ