Giá sầu riêng hôm nay 28/9: Thị trường đi ngang

Giá sầu riêng hôm nay 28/9, ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đi ngang; sầu riêng Ri6 đẹp giá từ 57.000 – 59.000 đồng/kg, sầu Thái đẹp giá từ 82.000 – 95.000 đồng/kg.

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sầu Ri6 đẹp 57.000 – 59.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô đạt 42.000 – 45.000 đồng/kg; Ri6 xô loại C từ 35.000 – 37.000 đồng/kg sầu riêng Thái đẹp từ 82.000 – 95.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 65.000 -70.000 đồng/kg; sầu Thái xô từ 45.000- 48.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Đông Nam Bộ: Ri6 đẹp 58.000 – 59.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô đạt 42.000 – 45.000 đồng/kg; Ri6 xô loại C từ 35.000 – 40.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp từ 82.000 – 95.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 64.000- 68.000 đồng/kg; sầu Thái xô từ 45.000- 47.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại khu vực Tây Nguyên: Ri6 đẹp 57.000 – 59.000 đồng/kg và sầu riêng Ri6 xô đạt 48.000 – 50.000 đồng/kg; Ri6 xô loại C từ 35.000 – 40.000 đồng/kg; sầu riêng Thái đẹp từ  85.000 – 91.000 đồng/kg; sầu riêng Thái xô ở mức 64.000- 70.000 đồng/kg; sầu Thái xô từ 47.000- 52.000 đồng/kg.

Giá sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc: Ri6 hạng A giá 58.000 đồng (1.8_5kg, 2.7 hộc trở lên);  Ri6 hạng B giá 50.000 đồng (1.6_5.5kg, 2.5 hộc trở lên); Monthoong hạng A giá  90.000 đồng (2_5.5kg, 2.7 hộc trở lên); Monthoong hạng B giá 75.000 đồng (1.8_6kg, 2.5 hộc trở lên).

Sầu riêng hôm nay tại các khu vực đồng nhất, không có biến độngSầu riêng hôm nay tại các khu vực đồng nhất, không có biến động

Sau khi có Nghị định thư ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng trong quý I/2024 ước đạt 254 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho ngành hàng sầu riêng Việt Nam.

Số liệu của Bộ NN&PTNT cho thấy, hiện cả nước có 708 mã số vùng trồng với hơn 26.000ha và 168 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng.

Tuy nhiên, tỷ lệ vùng trồng được giám sát chỉ đạt 52%, cơ sở đóng gói được giám sát đạt 47,6%; có 187 mã số bị cảnh báo, gồm 115 mã số vùng trồng và 72 mã số cơ sở đóng gói, trong đó có 35 mã số vùng trồng và 29 mã số cơ sở đóng gói vi phạm nhiều lần.

Định hướng của ngành nông nghiệp đối với sầu riêng là tổ chức lại cấu trúc, trong đó phải gắn kết được nông dân với doanh nghiệp. Đối với mã số vùng trồng sầu riêng, Bộ NN&PTNT sẽ có văn bản yêu cầu phải đi vào tiêu chuẩn, quy chuẩn, xóa bỏ tình trạng tự phát.

Các chuyên gia của Viện Cây ăn quả Miền Nam khuyến cáo các điểm đóng hàng sầu riêng xuất khẩu cần cải tiến quy trình xử lý sau thu hoạch. Trong khi đó, Việt Nam đang cần bộ tiêu chuẩn quốc gia cho trái sầu riêng khi lưu thông trên thị trường, trong đó có xuất khẩu. Cần tổ chức tốt chuỗi liên kết sản xuất thực chất từ vùng trồng đến cơ sở đóng gói, cơ sở xử lý và kiểm dịch thực vật đến doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.

Sầu riêng Việt Nam được đánh giá là có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, đặc biệt khi vào vụ không bị cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan. Ngoài ra, một lợi thế của sầu riêng Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc là thời gian vận chuyển nhanh và giá thành cạnh tranh.

L.T( t/h)

Link nội dung: https://ktxh.com.vn/gia-sau-rieng-hom-nay-289-thi-truong-di-ngang-a30437.html