Người phụ nữ làm tốt đời đẹp đạo mang lại nụ cười cho người nghèo

Nguyễn Thị Xuân Diễm, người phụ nữ với tấm lòng bao dung, yêu thương vô bờ bến cho những hoàn cảnh khó khăn, những số phận nghèo khổ, thiếu thốn.

Ở đó, có tất cả sự vị tha, gần như “bản mệnh” được sinh ra  của một nhà thiết kế thời trang, Nguyễn Thị Xuân Diễm, đến từ Phường 7, TP. Trà Vinh.

Chị luôn xem sự cho đi là một niềm hạnh phúc, là cái mà ông trời đã sắp đặt một công việc đặc thù, thiêng liêng  dành tặng cho đời, cuộc sống và cả những sự khổ đau, cần rất nhiều sự che chở của chị.

dd-1-1-1632030915.png

 

Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Thị Xuân Diễm với Trang MXH Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam xoay quanh câu chuyện về cái tâm trong việc yêu thương những thân phận nghèo, rồi cả về tấm lòng, nghĩa cử của một người giúp những đứa trẻ vượt qua khó khăn trong cuộc sống, bệnh tật gần như cướp đi “cuộc đời”. Ở chị, cuộc sống luôn có sự nhiệm màu và ranh giới chỉ có 2 chữ: yêu thương.

dd-2-2-1632031290.png

 

Tâm thế của…. người và chuyện của… đời

dd-3-3-1632031592.png

 

KT&ĐS: Được biết, nay cũng là ngày sinh nhật của chị, vậy vào ngày sinh thành hàng năm có nhắc nhớ chị điều gì?

N.T.X.D: Với tôi, đó là điều may mắn, từ khi mình được sinh ra cuộc đời này. Điều may mắn thứ hai, mình được khỏe mạnh, đi học, làm nghề. Trong quá trình đã trưởng thành tôi thường quan sát cuộc sống của những đứa trẻ miền Tây, những con kênh xanh, dòng sông trải dài trên con đường đến trường và cả những chiếc áo sơ mi trắng nhàu cũ. Tôi thì may mắn hơn, được sống trong sự yêu thương được ba, m. Nhưng qua quan sát tôi đã đau đáu một sư thổn thức về yêu thương, chia sẻ. Ở đó, là một bức tranh của cuộc sống, nhiều màu sắc, cả sự đối lập và niềm trăn trở cho những số phận hẩm hiu, chịu thiệt thòi, thiếu thốn đủ thứ.

dd-4-4-1632031862.png

 

KT&ĐS: Vậy thì từ đâu làm chị nảy sinh ý định mình sẽ giúp đỡ những đứa trẻ nghèo, những số phận khó khăn trong cuộc sống?

N.T.X.D: Tôi nghĩ sự thiện nguyện đến từ tấm lòng, sự mong muốn và thôi thúc từ lúc bé. Tôi đã bán nữ trang mẹ cho, là một đôi bông tai, từ khi là một cô bé học phổ thông trung học, để giúp cho bạn đóng học phí, mua cặp sách. Lúc nhỏ không biết gì, mọi thứ đến rất tự nhiên, yêu thương bắt nguồn từ những hiếu kỳ của tuổi mới lớn.  Sau này, tôi mới nghiệm ra được rằng:  Mọi sự thổn thức  xuất phát từ trái tim của mình sẽ có một giá trị lâu dài.

Với lại ai cũng có một gia đình, giá trị nhỏ này cũng là một động lực giúp tôi làm tốt hơn những công việc ở ngoài xã hội. Gia đình là niềm tin, yêu thương ở trong mỗi con người chúng ta.

“Phong ba bão táp trên mạng xã hội” luôn cần  một chữ Tâm

tro-chuyen-cung-chung-toi-tai-van-nam-9-1632032424.png

 

KT&ĐS: Việc MXH phát triển, công việc giúp đỡ người nghèo, làm từ thiện cần nhiều kiểm chứng, xác tín nhiều hơn? Vậy  điều gì để có thể  làm tốt công việc này?

N.T.X.D: Với tôi một người làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh cảnh khó khăn hơn, chịu nhiều thiệt thòi cần một người làm có tâm. Cái tâm không chỉ là mình kêu gọi mà còn dám “bỏ tiền túi” ra để giúp đỡ người khác. Đồng thời, việc tôi đã từng gọi được rất nhiều  tiền, hơn 10 tỷ đồng để giúp đỡ, cấp cứu, chữa bệnh cho những trẻ có hoàn cảnh khó khăn từ những MTQ đã minh chứng về tín của tôi đối với mọi người. Ở chữ tín không chỉ là uy tín mà còn là sự tín nhiệm của  tất cả mọi người dành cho mình. Vì thế, một yếu tố nữa mà tôi thấy rất quan trọng trong công việc này cần có là “chữ tình”: Đó là tình người, tình đồng loại và tình thân. Cuối cùng, tôi cũng nhắn gửi về trách nhiệm khi mình nhận tiền ai đó phải giao đúng người, đúng nơi. Từ đó, mới tạo nên một giá trị lâu bền.

dd-6-6-1632032777.png

 

KT&ĐS: Gần đầy, trên mạng xã hội cũng xảy ra nhiều câu chuyện “lùm xùm” liên quan đến công tác thiện nguyện, làm từ thiện. Chị có suy nghĩ gì về vấn đề này không?

N.T.X.D: Về việc nhận xét tôi không dám lạm  bàn. Tôi chỉ có những suy nghĩ nhỏ dành riêng cho mình và những người thân quan tâm, MTQ tin tưởng đã “trao gửi” những giá trị vật chất và tinh thần cho mình rằng: Lòng tốt tại tâm.

dd-7-7-1632032956.png

 

Mà chữ tâm thì lúc nào cũng bền chặt, vĩnh hằng. Bàn tay của một con người có dài ngắn, khác nhau. Vì thế, không có gì hoàn hảo nhất, tốt nhất. Riêng về cá nhân tôi, luôn mong muốn mình làm những điều tử tế nhất đối với mình và những người mình đã từng giúp đỡ. Tại sao lại là tử tế với chính bản thân mình, vì nếu làm điều gì đó không đúng khi trở về nhà “lương tâm” bạn sẽ cắn rứt. Giấc ngủ bạn sẽ gặp mộng mị. “Ngón tay chỉ trăng” nghĩa là trăng cũng là tay mà tay cũng là trăng. Khi yêu thương mọi giới hạn sẽ giúp bạn vượt qua hết và lòng tốt cũng cần được kiểm chứng qua thời gian.

dd-8-8-1632033139.png

 

Đồng thời, càng chứng kiến những cảnh đời, càng đi nhiều tôi càng xem những người mình từng hỗ trợ, giúp đỡ  là gia đình, người thân. Khi đó, sự thương yêu đến từ chân thành, thật tâm.

Cầm vàng mà lội qua sông – Vàng rơi chẳng tiếc – tiếc công cầm vàng”

dd-9-9-1632033290.png

KT&ĐS: Theo chị, tại sao các MTQ thường tin tưởng chị?

N.T.X.D: Tôi nghĩ giá trị của một con người không thể tạo ra từ một ngày, đến hai ngày. Mọi sự tin tưởng, “trao gửi” cần nhiều thời gian để kiểm chứng. Tôi đã gắn bó với công việc này như một nghề tay trái. Công việc chính của tôi là thiết kế trang phục. Tôi cũng là người theo Phật Giáo. Từ đó, mọi người sẽ hiểu mọi giá trị tốt sẽ tạo nên lòng tin vững bền. Các MTQ cũng thế, họ có con mắt nhìn đời và nhìn  người. Với lại tôi xin tài trợ rất nhiều trường hợp và làm tương đối tốt. Trong công việc này cần nhiều sự kiên nhẫn, thời gian và cả uy tín với cộng đồng của mình.

dd-10-1632033441.jpg

 

KT&ĐS: Nhân ngày sinh nhật của chị, thêm một tuổi, thêm một sự trải nghiệm. Vậy chị cho biết những điều gì mà chị tâm đắc nhất đã làm được trong thời gian đã qua?

N.T.X.D: Điều đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các MTQ đã chung tay giúp đỡ những số phận, cảnh đời khốn khổ. Thứ hai, tôi chiêm nghiệm nhiều hơn về việc làm tự thiện nó là mang giá trị tự thân theo đúng tinh thần của con nhà Phật. Phải sống thật tốt cuộc sống hiện  tại vì đó chỉ là “cõi tạm” để thoát được kiếp này sang một đời sống viên mãn hơn. Mọi thứ luân hồi đều đến từ triết lý nhân quả trong Phật Giáo. Người ta phải sống thật tốt vì “gieo nhân gặp quả”;  “giải nghiệp lực” “mong thoát kiếp này sang đời sống viên mãn”. Đó là những triết nghe rất cao siêu nhưng ngẫm lại thấy nó đang hiển hiện xung quanh mình, nhắc nhở việc sống tốt, làm tốt.

dd-11-11-1632033711.png

 

Vì vậy, dù làm công việc giúp đỡ những người nghèo đã rất lâu rồi nhưng tôi cũng muốn dành phần thanh xuân của mình còn lại để tiếp tục giúp đỡ việc xây cầu, xây nhà, mổ tim và giúp đỡ những nạn nhân bị chất độc màu da cam, ung thư…

 

KT&ĐS: Cảm ơn chị về cuộc nói chuyện này. Chúc chị tuổi mới nhiều sức khỏe và làm thật tốt những công việc mình đã chọn!

Bài: Mây Trắng. Thiết kế: Duy Isuzu (T.H)

 

 

Mây Trắng

Link nội dung: https://ktxh.com.vn/nguoi-phu-nu-lam-tot-doi-dep-dao-mang-lai-nu-cuoi-cho-nguoi-ngheo-a19831.html