Cụ thể, Phòng khám đa khoa Hồng Phong đã cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp cấp cứu; không bảo đảm một trong các điều kiện sau khi đã được cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh đối với hình thức tổ chức là phòng khám đa khoa. Đặc biệt, phòng khám này còn sử dụng thuốc chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành.
Với các hành vi nêu trên, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã xử phạt hành chính Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ y tế Hồng Phong với số tiền lên đến 200 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của phòng khám trong thời hạn 4 tháng. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh còn tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người chịu trách nhiệm chuyên môn cơ sở trong thời hạn 3 tháng.
Đây không phải là lần đầu tiên Phòng khám Hồng Phong bi Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM ra quyết định xử phạt. Cụ thể:
Tháng 1/2019, đơn vị này cũng bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt hơn 34 triệu đồng về hành vi lập sổ khám bệnh, chữa bệnh, lập hồ sơ, bệnh án không ghi chép đầy đủ; không bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất trong quá trình hoạt động; quảng cáo dịch vụ quá phạm vi chuyên môn.
Tháng 8/2019, Thanh tra Sở Y tế tiếp tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV Dịch vụ y tế Hồng Phong 70 triệu đồng. Qua kiểm tra phát hiện công ty này có các hành vi: Không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động; lập sổ khám bệnh, chữa bệnh, lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ; chỉ định sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vì mục đích vụ lợi; quảng cáo dịch vụ quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép; người quản lý chuyên môn vắng mặt nhưng không thực hiện ủy quyền hoặc cử người thay thế theo quy định.
Cuối năm 2020, Phòng khám đa khoa Hồng Phong cũng bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt với số tiền 42 triệu đồng, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động. Lý do là phòng khám lập hồ sơ, bệnh án nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật; không bảo đảm các điều kiện về nhân lực trong quá trình hoạt động và quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Vào đầu năm 2022, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ y tế Hồng Phong bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh xử phạt 35 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám, chữa bệnh trong thời hạn 2 tháng; buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo. Nguyên nhân là do Phòng khám đa khoa Hồng Phong quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh thiếu nội dung về phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong giấy phép hoạt động. Bà Nguyễn Thị Mỹ Trang tại Phòng khám đa khoa Hồng Phong bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh trong thời hạn 2 tháng với hành vi vi phạm không lập hồ sơ, bệnh án theo mẫu quy định của pháp luật.
Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh cũng như trang thiết bị vật tư y tế, Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189:2012 đã và đang được nhiều bệnh viện, cơ sở y tế khám chữa bệnh áp dụng.
ISO 15189:2012 là Tiêu chuẩn Yêu cầu về chất lượng và năng lực của phòng xét nghiệm Y tế. Tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các yêu cầu của ISO/IEC 17025 (Yêu cầu chung về năng lực của phòng thí nghiệm và hiều chuẩn) và ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu) ngoài ra bổ sung thêm các yêu cầu riêng về đảm bảo chất lượng trong lĩnh vực thử nghiệm Y tế.
ISO 15189 bao gồm 15 yêu cầu về quản lý tương tự các yêu cầu về quản lý trong tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 hay các yêu cầu về hệ thống quản lý trong ISO 9001 và 10 yêu cầu kỹ thuật liên quan đảm bảo chất lượng trong hoạt động xét nghiệm như: năng lực, tay nghề cán bộ xét nghiệm; kiểm soát điều kiện môi trường; kiểm soát thiết bị xét nghiệm; công tác chuẩn bị trước khi xét nghiệm; kiểm soát quá trình thực hiện xét nghiệm; quản lý thông tin phòng xét nghiệm.