Nước mắm Sa Châu có gì đặc biệt mà được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam

Với hương vị độc đáo, nước nắm Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 - 2022).

Làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tuổi đời hơn 200 năm. Hiện ở làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Sa Châu có hàng chục hộ gia đình tham gia sản xuất nước mắm với quy mô lớn.Làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có tuổi đời hơn 200 năm. Hiện ở làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống Sa Châu có hàng chục hộ gia đình tham gia sản xuất nước mắm với quy mô lớn.

Gia đình anh Mai Văn Năng, thôn Lạc Thuần, xã Giao Châu cho biết, nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm truyền thống ở làng nghề Sa Châu gồm có cá cơm, muối trắng. Đây là 2 nguyên liệu chính được gia đình anh thu mua ở các địa phương ven biển trong tỉnh Nam Định.Gia đình anh Mai Văn Năng, thôn Lạc Thuần, xã Giao Châu cho biết, nguyên liệu chính để sản xuất nước mắm truyền thống ở làng nghề Sa Châu gồm có cá cơm, muối trắng. Đây là 2 nguyên liệu chính được gia đình anh thu mua ở các địa phương ven biển trong tỉnh Nam Định.

Sau khi có đầy đủ nguyên liệu, anh Năng kết hợp ủ cá cơm với muối trắng theo tỉ lệ 1:5 (20kg muối + 100kg cá). Thời gian ủ trên dưới 1 năm, tùy theo thời tiết. Trong quá trình ủ, thường xuyên đánh đảo cho ngấu.Sau khi có đầy đủ nguyên liệu, anh Năng kết hợp ủ cá cơm với muối trắng theo tỉ lệ 1:5 (20kg muối + 100kg cá). Thời gian ủ trên dưới 1 năm, tùy theo thời tiết. Trong quá trình ủ, thường xuyên đánh đảo cho ngấu.

Khi đạt thời gian ủ, người sản xuất nước mắm truyền thống ở làng nghề Sa Châu sẽ rút nước mắm nguyên chất và lọc thủ công theo phương pháp ông cha để lại. Tiếp đến đưa nước mắm đã lọc đổ vào các ang nhỏ để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu được nắng (nắng to) thì phơi khoảng 3 - 4 ngày.Khi đạt thời gian ủ, người sản xuất nước mắm truyền thống ở làng nghề Sa Châu sẽ rút nước mắm nguyên chất và lọc thủ công theo phương pháp ông cha để lại. Tiếp đến đưa nước mắm đã lọc đổ vào các ang nhỏ để phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu được nắng (nắng to) thì phơi khoảng 3 - 4 ngày.

Xong quá trình phơi nắng thì tiếp tục đổ nước mắm vào các chum sành để âm, âm trong chum trên 3 tháng thì nước mắm mới đạt chuẩn và rót vào chai để bán ra thị trường. Như vậy, người dân làng Sa Châu phải mất khoảng 1,5 năm, tính từ lúc ngâm ủ nguyên liệu cho đến phơi âm thì mới ra được những giọt nước mắm ngon nhất.Xong quá trình phơi nắng thì tiếp tục đổ nước mắm vào các chum sành để âm, âm trong chum trên 3 tháng thì nước mắm mới đạt chuẩn và rót vào chai để bán ra thị trường. Như vậy, người dân làng Sa Châu phải mất khoảng 1,5 năm, tính từ lúc ngâm ủ nguyên liệu cho đến phơi âm thì mới ra được những giọt nước mắm ngon nhất.

Anh Mai Văn Năng tâm sự, trung gia đình mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 25.000 - 30.000 lít nước mắm. Thị trường ở trong và ngoài tỉnh. Giá bán dao động 80.000 - 120.000 đồng/lít, tùy theo từng loại, từng thời điểm.Anh Mai Văn Năng tâm sự, trung gia đình mỗi năm, gia đình anh xuất bán ra thị trường khoảng 25.000 - 30.000 lít nước mắm. Thị trường ở trong và ngoài tỉnh. Giá bán dao động 80.000 - 120.000 đồng/lít, tùy theo từng loại, từng thời điểm.

Gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy cũng đã có nhiều năm sản xuất nước mắm truyền thống của ông cha để lại. Nhờ bám vào nghề sản xuất nước mắm truyền thống, mà gia đình anh có thu nhập ổn định.Gia đình anh Nguyễn Văn Hoàng, thôn Sa Châu, xã Giao Châu cũng đã có nhiều năm sản xuất nước mắm truyền thống của ông cha để lại. Nhờ bám vào nghề sản xuất nước mắm truyền thống, mà gia đình anh có thu nhập ổn định.

Theo anh Hoàng, nước mắm truyền thống ở làng Sa Châu có màu vàng ánh như màu cánh dán; mùi thơm nhẹ, mang đặc trưng riêng của vùng quê ven biển huyện Giao Thủy. Nhờ đó, nước mắm truyền thống làng Sa Châu đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.Theo anh Hoàng, nước mắm truyền thống ở làng Sa Châu có màu vàng ánh như màu cánh dán; mùi thơm nhẹ, mang đặc trưng riêng của vùng quê ven biển huyện Giao Thủy. Nhờ đó, nước mắm truyền thống làng Sa Châu đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.

Năm 2015, HTX Sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thuỷ (xã Giao Châu) ra đời, góp phần xây dựng nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Giao Châu” ngày càng phát triển, tỏa sáng thương hiệu trên thị trường. Năm 2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) xác lập nước mắm Sa Châu được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 - 2022).Được biết, năm 2022, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (Hội Kỷ lục gia Việt Nam) xác lập nước mắm Sa Châu được chọn vào Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam (2021 - 2022). Trong ảnh: là du khách trải nghiệm làng nghề sản xuất nước nắm Sa Châu

Mai Chiến - Phạm Thịnh