Nón bảo hộ lao động có thay thế được nón bảo hiểm khi tham gia giao thông

Việc đội nón bảo hộ thay thế cho mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không những vi phạm pháp luật đường bộ mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khó lường khi tham gia giao thông.

Trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM rất dễ bắt gặp người tham gia giao thông bằng xe máy, đội nón bảo hộ thay thế cho mũ bảo hiểm. Các đối tượng sử dụng nón bảo hiểm lao động là những người tham gia trên các công trình, cơ sở sản xuất (công nhân ngành điện lực, giao thông công chánh, xây dựng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường…..) nhằm hạn chế tai nạn lao động khi làm việc chứ không phải dùng để đội ra đường như nó bảo hiểm. Thế nhưng không ít người đã bất chấp nguy hiểm, vô tư đội mũ này khi tham gia giao thông, thậm chí không gài quai an toàn.

168597675-497570591255969-6716758819000309679-n-1618812285.jpg
Ghi nhận tại các tuyến đường như: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Lê Quang Định….Q. Gò Vấp TP.HCM dễ bắt gặp một số người mang đồng phục nhân viên điện lực dùng nón bảo hộ điều khiển xe máy khi tham gia giao thông

Ghi nhận tại các tuyến đường như: Lê Đức Thọ, Quang Trung, Lê Quang Định….Q. Gò Vấp TP.HCM dễ bắt gặp một số người mang đồng phục nhân viên điện lực dùng nón bảo hộ điều khiển xe máy khi tham gia giao thông. Chia sẻ về việc trên, những người này cho rằng nón bảo hộ chỉ được dùng trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc nhằm giảm nguy cơ xảy ra tại nạn lao động cho mình. Do tính chất công việc, công nhân viên chúng tôi phải di chuyển và sữa chữa liên tục nên việc thay cả nón bảo hộ lúc làm việc và nón bảo hiểm lúc tham gia giao thông hơi bất tiện, các anh em thường dùng nón bảo hộ tham gia giao thông mặc dù biết đó là sai quy định.

167649585-266559435124503-4876718847075663535-n-1618812228.jpg
Tổng công ty điện lực TP.HCM cho biết: “Nón bảo hộ lao động dùng để bảo vệ phần đầu của người lao động trong khi làm việc chuyên môn. Việc sử dụng nón bảo hộ lao động phải phù hợp theo mục đích, công dụng và quy định an toàn lao động”.

Trước thông tin việc những người mặc đồng phục nhân viên điện lực TP.HCM dùng nón bảo hộ tham gia giao thông, Tổng công ty điện lực TP.HCM cho biết: “Nón bảo hộ lao động dùng để bảo vệ phần đầu của người lao động trong khi làm việc chuyên môn. Việc sử dụng nón bảo hộ lao động phải phù hợp theo mục đích, công dụng và quy định an toàn lao động”.

168840605-136917955043751-6115704056106273878-n-1618812589.jpg
Ông Nguyễn Ngọc Tường – Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM cho biết, các trường hợp tham gia giao thông mà đội nón bảo hộ là xem nhưng không đội nón bảo hiểm và lực lượng chức năng có thể xử phạt bình thường. Trách nhiệm các đơn vị cần phải nhắc nhở cán bộ, công nhân viên phải chấp hành đúng theo quy định

Người lao động của Tổng công ty luôn được quán triệt tuân thủ các quy định pháp luật, việc các cá nhân vi phạm quy định về pháp luật giao thông đường bộ do các cơ quan quản lý xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, khi nhận được thông báo của cơ quan quản lý giao thông về người vi phạm là cán bộ, công nhân viên Tổng công ty, Tổng công ty sẽ xử lý theo các quy định nội bộ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Tường – Phó Trưởng ban chuyên trách Ban ATGT TP.HCM cho biết, việc đội mũ bảo hộ tham gia giao thông là không đúng theo quy định, vi phạm luật giao thông. Những người chạy xe gắn máy khi tham giao thông theo quy định bắt buộc phải đội nón bảo hiểm, chứ không thể thay thế bằng nón bảo hộ lao động được. Nếu các trường hợp tham gia giao thông mà đội nón bảo hộ là xem nhưng không đội nón bảo hiểm và lực lượng chức năng có thể xử phạt bình thường. Trách nhiệm các đơn vị cần phải nhắc nhở cán bộ, công nhân viên phải chấp hành đúng theo quy định.

Nhiều người cứ nghĩ, đội mũ bảo hộ lao đông cũng giống như mũ bảo hiểm, tham gia giao thông là được. Tuy nhiên, đây là một hành vi mức độ nguy hiểm đến tính mạng của người điều khiển do chất lượng mũ bảo hộ không được đảm bảo, lại vừa là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có quy định về mức xử phạt không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau

- Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

- Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Như vậy, quy định trên nêu rõ nếu khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp máy mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy" thì sẽ áp dụng mức xử phạt trên. Mũ bảo hộ lao động là được dùng trong lĩnh vực mà bạn đang làm việc nhằm giảm nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cho bạn, nhưng khi tham gia giao thông bắt buộc bạn phải đội "mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy". Việc đội mũ bảo hiểm đúng quy định, đúng quy cách là phương pháp tốt nhất để người tham gia giao thông bảo vệ tính mạng của chính mình khi lưu thông.