Nhóm sinh viên Đại học Công nghệ (HUTECH) đoạt giải nhì Sinh viên Nghiên cứu Khoa học EUREKA 2020

Vượt qua hơn 100 đề tài tham gia dự thi, đề tài “Ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả và tăng năng suất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng tại VN” đã xuất sắc đạt giải nhì cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka.

Chương trình tổng kết trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu Khoa học Eureka năm 2020 với 121 đề tài xuất sắc nhất đã được trao giải tróng đó có 10 giải nhất, 14 giải nhì, 13 giải 3 và 84 giải khuyến khích.

Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu Khoa hóc Eureka là giải thưởng cao quý dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trên toàn quốc, góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên các trường do Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng với Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức.

Ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả và tăng năng suất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng tại VN” của nhóm Sinh viên Đại học Công nghệ xuất sắc đạt giải Nhì.

Đến với Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên phải trải qua những vòng tuyển chọn khắt khe ở cấp trường, được hội đồng khoa học nhà trường đánh giá, thông qua và giới thiệu đăng ký tham gia vòng bán kết Giải thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ sự quan tâm và đầu tư đặc biệt đó mà giải thưởng ngày càng được nâng cao cả về quy mô lẫn chất lượng. Năm 2020, giải thưởng đã thu hút 114 trường Đại học, Cao đẳng, Học viện đến từ 29tỉnh, thành trong nước với 1.011đề tài của 2.734thí sinh tham gia.

Các đề tài vào vòng chung kết năm nay có tính thời sự, tính ứng dụng cao, nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề nóng của xã hội như: nghiên cứu về tác động và ảnh hưởng của dịch bệnh covid – 19 đến kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế; các nghiên cứu về hành vi, xu hướng của thế hệ Z, nghiên cứu về văn hóa dân gian trong rap Việt, giáo dục STEAM theo chương trình giáo dục phổ thông mới, vấn đề phát lý với robot và lao động công nghệ; các nghiên cứu về đô thị thông minh, du lịch thông minh, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo AI, công nghệ blockchain và đặc biệt có rất nhiều nghiên cứu để hỗ trợ, bảo vệ cho các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em…

Với đề tài này, nhóm hy vọng việc sử dụng các vi khuẩn có đời sống tự nhiên gắn liền với cây đậu phộng thì khi áp dụng trở lại cho cây dưới hình thức xử lý hạt.

Kết quả, đề tài “Ứng dụng CNSH trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả và tăng năng suất, cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho người tiêu dùng tại VN” của nhóm Sinh viên Đại học Công nghệ xuất sắc đạt giải Nhì.

Bạn Lê Nguyễn Ái Mi nhóm sinh viên Trường ĐH Công nghệ cho biết, “Câu chuyện của chúng mình bắt đầu khi đang trong kì thực tập tại Nhật Bản. Tại nơi này chúng mình cảm nhận được nhu cầu ăn uống là rất thiết yếu đối với con người. Người Nhật quan niệm rằng khi ăn uống lành mạnh thì sẽ có một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc. Nhưng với lối sống hiện đại ngày nay thì con người đang phải tiếp xúc rất nhiều với những loại thực phẩm không lành mạnh ẩn chứa rất nhiều nguy cơ bệnh tật. Câu chuyện về thực phẩm ở thế kỉ này đang là một đề tài đang được quan tâm nhiều nhất từ mọi tầng lớp trong xã hội. Ở gốc nhìn về các mặt hàng nông nghiệp, thì chủ yếu là do những tác nhân hóa học trong canh tác đã trực tiếp tạo ra nguồn thực phẩm kém chất lượng mà khó nhận biết được, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ gây ung thư ở người.

Thời gian đầu đã mất nhiều thời gian thu thập mẫu rễ cây và phân lập được rất nhiều chủng Bacillus từ rễ cây đậu phộng

Thời điểm chúng mình quay về Việt Nam để học tiếp năm thứ 4 đại học và làm đồ án tốt nghiệp thì được TS. Nguyễn Hoài Hương trưởng ngành CNSH- Viện Khoa học Ứng dụng - Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech) đề cập rất nhiều về các loại thực phẩm bị nhiễm nấm mốc sinh độc tố aflatoxin gây một loạt bệnh ở người nổi tiếng nhất là bệnh ung thư gan, dạy cho chúng mình rất nhiều kiến thức về nông nghiệp hữu cơ và đã hướng dẫn nhóm thực hiện đề tài về probiotic của thực vật cụ thể là probiotic cho cây đậu phộng với mục đích giải quyết vấn đề nản giải trên ngay ở giai đoạn gieo trồng và thay thế các loại thuốc xử lý và phân bón hoá học bằng những probiotic mà nhóm chúng mình nghiên cứu cho cây đậu phộng nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nền nông nghiệp hữu cơ bền vững tại Việt Nam. Việc làm này sẽ làm góp phần cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng và đẩy lùi được những thực phẩm kém chất lượng tại Việt Nam.

Với đề tài này, nhóm hy vọng việc sử dụng các vi khuẩn có đời sống tự nhiên gắn liền với cây đậu phộng thì khi áp dụng trở lại cho cây dưới hình thức xử lý hạt, các chủng này sẽ nhanh chóng thích nghi điều kiện ngoài tự nhiên và phát triển lâu dài, khác với các chế phẩm sinh học trước kia và vi sinh vật ngoại lai, khi áp dụng trở lại sẽ khó cạnh tranh với hệ vi sinh sẵn có trên cây. Tiếp nữa nhóm mình chọn vi khuẩn thuộc chi Bacillusvì các vi khuẩn này có khả năng sinh nội bào tử rất bề nhiệt nên dễ sản xuất và bảo quản. Các hoạt tính sinh học của các chủng thuộc chi này thường rất mạnh.

Giai đoạn đầu nhóm chúng mình tìm những tài liệu liên quan đến đề tài và bắt đầu phân lập ra những chủng vi khuẩn có đời sống gắn liền với cây đậu phộng (gọi là nội sinh hay bề mặt ở cây đậu phộng), thời gian đầu đã mất nhiều thời gian thu thập mẫu rễ cây và phân lập được rất nhiều chủng Bacillus từ rễ cây đậu phộng. Do đại dịch Covid-19 lây lan nhanh và nhóm mình phải dừng công việc làm trên phòng thí nghiệm lại. Cả nhóm nhận ra rằng đây cũng là thời điểm vàng cho nghiên cứutổng quan và thiết kế thí nghiệm, là một khoảng thời gian rất dài để đọc tài liệu và lên kế hoạch nhiều thí nghiệm khảo sát hoạt tính hỗ trợ tăng trưởng và bảo vệ cây trồng của các chủng vi khuẩn đã phân lập được trước đó. Khi dịch bệnh vừa qua đi nhóm đã áp dụng những thí nghiệm đã thiết kế để khảo sát các chủng vi khuẩn qua rất nhiều giai đoạn của nhiều thí nghiệm nhằm khảo sát khả năng thúc đẩy tăng trưởng cây đậu phộng và khả năng bảo vệ cây đậu phộng khỏi nấm mốc Aspergillus flavussinh độc tố aflatoxin trên hạt đậu phộng gây ung thư gan ở người. Trong giai đoạn phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có hoạt tính nhóm mình đã mất khoảng 9 tháng.

Vào giữa tháng 6 năm 2020 cũng là giai đoạn mà nhóm mình gấp rút định danh những chủng vi khuẩn tuyển chọn để bảo vệ đồ án trước hội đồng trường và đã được điểm rất cao cho đề tài này. Rất may mắn nhóm mình đã định danh ra những chủng Bacillus thuộcloài mới sống nội sinh cây đậu phộng. Các chủng này đều thể hiện hoạt tính rất bất ngờ, nên bọn mình suy nghĩ đến việc kết hợp lại và tạo ra chế phẩm probiotics cho cây đậu phộng. Hoàn thành mục đích làm đồ án tốt nghiệp, thì nhóm đã tiếp tục làm thực nghiệm xử lý hạt giống với với các probiotics tuyển chọn, theo dõi cây đậu phộng lớn lên từng ngày và ghi nhận kết quả. Kết quả này đã được cập nhật mới nhất trước hội đồng khoa học Eureka (Công nghệ sinh- Y sinh), những kết quả chúng mình mang đến hội đồng Eureka thì đã làm những Thầy Cô rất ngạc nhiên và đề tài mình đã được đánh giá có tính ứng dụng vào thực tiễn rất cao.