(Nguồn: 24h.com.vn) |
Khối ngoại trong phiên ngày 20/10/2021 bán ròng hơn 790 tỷ.
Top 10 cổ phiếu khối ngoại mua/bán nhiều nhất trên sàn HOSE (Nguồn: ndh.vn) |
Góc nhìn kỹ thuật và quan điểm thị trường:
Có thể thấy phiên 21/10 với áp lực về đáo hạn phái sinh thì dường như nhà đầu tư có phần thận trọng với những quyết định của mình khi thị trường lại tiến vào vùng nhạy cảm như hiện nay.
VN-Index kết phiên với mẫu hình nến Black Closing Marubozu sau giai đoạn đi ngang trước đó. Điều này cho thấy bên bán đang quay trở lại và chỉ số sẽ có thể về test lại vùng đỉnh cũ đã bị vượt qua của tháng 08/2021.
Ở trong giai đoạn này nhà đầu tư không nên mua đuổi các cổ phiếu xanh mạnh và chỉ mở mua khi cổ phiếu đã có mức chiết khấu tốt so với thị trường.
Thị trường phải mất rất nhiều công để thay đổi trạng thái. Nếu muốn thoát số lượng lớn cổ phiếu thì phải tạo các nhịp hưng phấn để hút cầu. Có thể mở mua ở vùng 1375 điểm.
Danh mục các nhóm cổ phiếu khuyến nghị vẫn là các nhóm ngành dầu khí, bất động sản hay các cổ phiếu có câu chuyện riêng (ví dụ như thoái vốn của SCIS)
Chứng khoán Bảo Việt (BVSC)
Báo cáo cập nhật TPB 10/2021 – OUTPERFORM – Quý 3/2021: Tốt hơn kỳ vọng nhờ lãi từ đầu tư mạnh mẽ
TPB ghi nhận KQKD Quý 3/2011 mạnh mẽ với LNTT tăng trưởng 40,2% YoY lên 1.584,6 tỷ trong bối cảnh COVID-19 tái diễn đầy thách thức tại Việt Nam, vượt đáng kể ước tính của chúng tôi là 1.136,8 tỷ (+14,9% YoY). Động lực chính: (1) Thu nhập từ lãi tốt nhờ duy trì tăng trưởng tín dụng và NIM khả quan; (2) Lãi đáng kể từ chứng khoán đầu tư; và (3) CIR được tối ưu hóa xuống mức thấp kỷ lục.
Lũy kế, LNTT 9T/2021 của TPB tăng mạnh 44,6% YoY lên 4.371,4 tỷ, đạt 75,4%/ 73,0% mục tiêu của TPB và dự báo hiện tại của BVSC trong Cập nhật trước.
Thu nhập lãi thuần Quý 3 tăng trưởng mạnh mẽ (+37,3% YoY)
Tăng trưởng tín dụng cuối Quý 3 của TPB mạnh mẽ ở mức 11,6% YTD, cao hơn 7,2% so với mức toàn ngành. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,6% QoQ lên mức 133,0 nghìn tỷ (+10,8% YTD), trong khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh 16,4% QoQ lên mức 13,5 nghìn tỷ (+19,7% YTD), là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng trong Quý 3.
Tiền gửi của khách hàng đi ngang ở mức 1351,5 tỷ (-0,4% QoQ; +13,5% YTD). CASA tiếp tục tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay ở mức 21,6% so với 18,4% trong Quý 2 và 19,4% cuối năm 2020, mà chúng tôi tin rằng được hỗ trợ bởi nền tảng ngân hàng kỹ thuật số ưu việt và cơ sở khách hàng mở rộng vững chắc. Đáng chú ý, TPB tiếp tục tích cực phát hành giấy tờ có giá trong kỳ, nâng số dư lên 31,5 nghìn tỷ (+10,1% QoQ; +14,9% YTD).
NIM giảm QoQ, nhưng vẫn ở mức cao YoY.
NIM Quý 3 đạt 4,13% (-66 bps QoQ; +24 bps YoY), chủ yếu được hỗ trợ bởi chi phí vốn giảm mạnh xuống mức thấp nhất từ trước đến nay là 3,31% (-19 bps QoQ; -88 bps YoY), giúp bù đắp giảm lợi suất tài sản sinh lãi. Chúng tôi hiểu rằng việc giảm lợi suất của IEA có khả năng là do: (1) Cắt giảm lãi suất để hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19; và (2) Không ghi nhận lãi dự thu trong kỳ.
Lãi lớn từ chứng khoán đầu tư thúc đẩy thu nhập ngoài lãi
Thu nhập ngoài lãi Quý 3/2021 của TPB tăng mạnh 2,6 lần YoY lên 1.327,9 tỷ, phần lớn được hỗ trợ bởi lợi nhuận đáng kể từ chứng khoán đầu tư ở mức 913,2 tỷ so với mức thấp 82,2 tỷ trong Quý 3/2020. Trong khi đó, thu nhập phí thuần giảm 27,5% YoY xuống 357,8 tỷ, mà chúng tôi cho là do ảnh hưởng từ COVID-19. Thu nhập khác đạt 110,6 tỷ so với mức lỗ 17,9 tỷ đồng trong Quý 3/2020. Tựu chung lại, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của TPB tăng mạnh 65,8% YoY lên 3.673,6 tỷ (+7,0% QoQ).
Nợ rủi ro gia tăng; Tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức 115,4%
Nợ xấu cuối Quý 3/2021 của TPB (cho vay Nhóm 3-5) giảm 9,3% QoQ xuống 1.378 tỷ, tương đối ấn tượng, chỉ 1,04% tổng dư nợ. Trong khi đó, SML (Nợ nhóm 2) tăng mạnh 75,6% QoQ lên 3.403 tỷ đồng, tương đương 2,56% dư nợ; mà chúng tôi tin rằng phù hợp với xu hướng của toàn ngành.
Đáng chú ý, TPB tiếp tục quyết liệt xóa nợ xấu gần 2 nghìn tỷ trong kỳ, nâng tổng mức xóa nợ 9T/2021 lên 2.665,8 tỷ, tạo cơ hội cho Ngân hàng ghi nhận thu nhập từ hoàn nhập khi nền kinh tế phục hồi.
Chi phí dự phòng trong Quý 3 tăng mạnh lên 1.345,6 tỷ (+119,8% QoQ; +223,5% YoY). Theo đó, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vẫn ở mức khá 115,4% vào cuối Quý 3 so với 144,8% trong Quý 2 và 134,2% vào cuối năm 2020.
Duy trì OUTPERFORM; Nâng TP lên 51.000 đồng/cp (Upside: 15,6%)
Với việc kiểm soát COVID-19 tốt hơn và nới lỏng hạn giãn cách gần đây, chúng tôi loại bỏ chiết khấu định giá 5%, mà chúng tôi đã áp dụng cho sự không chắc chắn từ COVID-19 trong cập nhật gần đây nhất. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị OUTPERFORM đối với TPB và nâng giá mục tiêu cuối năm 2022 theo Phương pháp thu nhập thặng dư lên 51.000 đồng/cổ phiếu (Upside: 15,6%).
Chúng tôi kỳ vọng đợt tăng vốn thứ hai của TPB (thông qua cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 35%) sẽ là catalyst cho cổ phiếu, hỗ trợ tính thanh khoản cổ phiếu và thúc đẩy việc đánh giá lại định giá hơn nữa trong các giai đoạn sắp tới.
Chứng khoán Vietinbank (CTS)
Nhà đầu tư có thể gia tăng tỷ trọng danh mục giải ngân, tận dụng các nhịp điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng nắm giữ tập trung vào nhóm các cổ phiếu là điểm nhấn trong Quý 3 và Quý 4 như nhóm cổ phiếu thép, bất động sản, xây dựng, bán lẻ hàng gia dụng & chuyên dụng, phân đạm, cảng biển bên cạnh nhóm cổ phiếu dẫn dắt như ngân hàng và chứng khoán với mục tiêu kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ sớm quay trở lại ngưỡng 1,425 điểm.
Một số thông tin kinh tế-tài chính đáng chú ý:
Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Lạm phát ở Liên minh Châu Âu tiến gần 4%
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay
Phố Wall diễn biến trái chiều trong phiên 20/10
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao
TUẤN ANH