Hôm nay là ngày 16 tháng 12 năm Nhâm Dần, chỉ còn 13 ngày nữa là Giao thừa, bước sang năm mới Quý Mão.
Theo truyền thống, ngày đầu tiên của năm mới Âm lịch là một ngày lễ quan trọng. Đó là ngày đầu năm với nhiều gửi gắm năm mới may mắn, thịnh vượng, cả năm ăn nên làm ra, phúc lộc dồi dào, sức khỏe sung mãn, tiền vào như nước...
Đồng thời, cũng có 1 số điều kiêng kỵ vì nếu mắc phải có thể khiến cả năm lận đận. Người xưa nói năm mới cần kiêng 4 điều: "1 không ngủ, 2 không quét, 3 không may vá, 4 không đánh".
Vậy nên hiểu về điều này thế nào?
1. Kiêng kỵ đầu năm mới: Không ngủ
Mọi người thường có thói quen thức qua thời khắc Giao thừa để chào đón năm mới. Vào thời khắc đầu năm mới đến bạn cùng cần mở cửa sớm để cho không khí đầu năm mới ùa vào nhà sớm, mang lại tài lộc, vận khí cho gia đình.
Không ai ngủ vào thời khắc đầu tiên của năm mới vì họ muốn trở thành người chăm chỉ, không lười biếng. Việc chăm chỉ làm việc cũng có thể khiến cả năm của bạn sẽ may mắn, suôn sẻ, đón lọc lá.
Nhiệm vụ của người làm chủ gia đình cũng là làm mâm cỗ cúng gia tiên đầu năm mới, sau đó bắt đầu chúc Tết các thành viên trong gia đình.
Trước hết là chúc Tết những người lớn tuổi, sau đó thì nhận lời chúc Tết của con cháu trong nhà, tặng phong bao lì xì để chúc con cháu cả năm mạnh khỏe, học hành tấn tới, làm ăn phát đạt, gia đình ấm êm, hạnh phúc...
Đó là phong tục rất tốt đẹp mà mọi nhà đều muốn lưu giữ trong Tết Nguyên đán.
2. Kiêng kỵ đầu năm mới: Không quét
Vào đêm Giao thừa trước kia, pháo được đốt vào buổi sáng, đến trưa và tiếp tục đốt pháo vào buổi tối. Pháo nổ lúc 11 giờ 30 tối, tiếng nổ lách tách phải kéo dài cả tiếng đồng hồ. Pháo nổ càng to, xác pháo đr đầy sân có nghĩa gia đình cả năm làm ăn phát đạt, tài lộc dồi dào...
Gia đình cũng tụ tập bên nhau cùng ăn bánh kẹo, cắn hạt dưa... trò chuyện vui vẻ, xôm tụ. Khi đó, gia đình có đầy xác pháo vụn vương vãi, xác bánh kẹo, hạt dưa... Nhưng mùng 1 năm mới mọi nhà đều kiêng quét rác, đổ rác.
Theo người xưa, nếu quét rác vào đầu năm mới có nghĩa sẽ "quét sạch" của cải ra khỏi nhà. Nếu vậy, bạn sẽ nghèo cả năm và đương nhiên không ai thích nghèo cả".
Hiện nay không còn đốt pháo nhưng vẫn còn xác pháo hoa, pháo giấy, pháo bông... và rác thải khi ăn uống, tụ tập. Các gia đình vẫn kiêng quét rác đầu năm mới để giữ lại của cải trong nhà.
3. Kiêng kỵ đầu năm mới: Không may vá
Vào ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán, mọi công việc may vá đã dừng lại. Cho dù đó là quần áo bị rách, nút bị rơi hay vỏ chăn tuột chỉ đều không được khâu lại bằng kim.
Nếu bản sử dụng kim để khâu vá trong ngày đầu năm mới thì bạn sẽ phải "mặc áo rách cả năm", ngụ ý về sự nghèo khó, thiếu thốn.
Vì vậy, người xưa dặn không nên khâu vá trong ngày đầu tiên của năm mới, đây là điều kiêng kỵ để tránh một năm đói nghèo, thiếu thốn.
4. Kiêng kỵ đầu năm mới: Không đánh mắng lẫn nhau
Điều kiêng kỵ thứ 4 này trong ngày đầu năm mới là rất quan trọng. Bạn không được đánh, mắng con vào ngày này. Ngay cả những con vật nhỏ trong nhà của bạn như chó mèo, gà vịt... đều cần được đối xử nhẹ nhàng, thân thiện vào ngày này.
Thật xui xẻo nếu nghe thấy tiếng kêu la đau đớn, khổ sở của những vật nhỏ. Theo người xưa, vào ngày đầu tiên của năm mới, các vị Thần sẽ ghé thăm các gia đình nếu thấy gia đình hòa thuận mới có thể ban cho bạn của cải và niềm vui, giúp gia đình mãi mãi sung túc, hạnh phúc.
Nếu bạn đánh mắng con cái, gia đình không hòa thuận thì Thần Tài chắc chắn sẽ tức giận, không ban cho của cải...
Mọi người đều cầu may mắn và cố gắng tránh những điều kiêng kỵ này vào ngày đầu năm mới. Đó là vì cuộc sống tốt đẹp của bản thân, cầu mong một năm mới tốt hơn, gia đình ngày càng hòa thuận, sung túc hơn. Ai cũng mong một cuộc sống hạnh phúc, bao gồm sống khỏe và trường thọ, làm ăn phát đạt, tài lộc dư dả, sự nghiệp tiến bộ.