Ðứng cheo leo ở vạt đất lở ven khu vực cống bà Thiên sông Tranh, ông N.T.H., ngụ thôn 4, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, chỉ tay lên mảnh vườn bị sạt lỡ nứt toát và có thể đổ sập xuống sông bất cứ lúc nào, ấm ức nói: Hơn một năm nay, vườn tược, nhà cửa của chúng tôi chả có lúc nào yên. Mùa nắng, máy đào, máy xúc cát sạn chạy ầm ầm cả ngày lẫn đêm, đinh tai nhức óc. Trước đây, bờ sông Tranh cách nhà mấy chục mét, nhưng hai năm gần đây liên tục sạt lở, đến nay con nước đã sát ngay lưng. Nhiều nhà xây dựng kiên cố, kết cấu bê-tông cốt thép chắc chắn cũng vẫn bị lún, nứt nếu tình trạng khai thác vàng trái phép như hiện nay tiếp tục diễn ra".
Bệ máng dùng để thu vàng sa khoáng
Ông H. nói thêm: Công ty được phép tổ chức khai thác cát sạn ở đây chỉ là trá hình, thực chất là khai thác vàng bằng hệ thống máy móc, dây chuyền rất hiện đại. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, tôi quan sát, thấy hệ thống dây chuyền gàu múc và vòi rồng tách cát, sạn, đất đá từ đáy sông lên, sàng lọc rồi lại đổ xuống sông, tuyệt nhiên không thấy cát sạn được khai thác ở đâu cả.
Ông H., chia sẽ, nếu làm cả ngày lẫn đêm, lượng cát sạn khai thác ra gấp nhiều lần nhu cầu xây dựng ở cái thị trấn miền núi nhỏ bé này. Việc xúc đất cát lên, sàng lọc rồi đổ lại xuống sông chính là để đãi vàng đấy, dân chúng tôi ở đây nhìn là biết làm vàng rồi? Vì công cụ hỗ trợ chính cho việc làm vàng sa khoáng là bể máng được đặt kiên cố dưới long song".
Clip những người nói khai thác cát nhưng thực chất là khai thác vàng sa khoáng