Báo cáo tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Vietcombank Phạm Quang Dũng cho biết, của Chính phủ và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, ngành ngân hàng tích cực chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng (cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, phí giao dịch…), tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, tiết giảm chi phí hoạt động… Tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt xấp xỉ 12%, thanh khoản dồi dào, tỉ lệ nợ xấu nội bảng được kiểm soát quanh mức 2%, dự trữ ngoại hối tăng mạnh.
Đại diện các cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc được khen thưởng. Ảnh:VGP/HT. |
Tổng dư nợ được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay khoảng 441.768 tỷ đồng. Tổng số tiền lãi hỗ trợ khách hàng do giảm lãi suất trong năm 2020 đạt gần 4.000 tỷ đồng.
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01 cho các khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Dư nợ được cơ cấu tại thời điểm 31/12/2020 là 5.156 tỷ đồng (nợ gốc 4.438 tỷ đồng và nợ lãi 718 tỷ đồng)…
Tổng Giám đốc Phạm Quang Dũng cho biết, Vietcombank đã điều tiết tốc độ tăng trưởng và cơ cấu huy động vốn theo hướng tối ưu; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; chủ động và kịp thời đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng song song với chia sẻ khó khăn cùng khách hàng.
Ngân hàng đã phát triển mở rộng cơ sở khách hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Đáng chú ý, lãnh đạo ngân hàng này cho biết, sau khi giảm lãi suất và phí giao dịch chia sẻ với khách hàng, tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, nâng mức dự phòng bao nợ xấu lên mức kỷ lục, hiệu quả kinh doanh của Vietcombank tiếp tục ở mức vượt trội trong số các tổ chức tín dụng (TCTD).
Lần đầu tiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank đạt mức cao nhất hệ thống. Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 22.529 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất đạt xấp xỉ 23.068 tỷ đồng tương đương quy mô như năm 2019.
Định hướng kinh doanh năm 2021, Vietcombank quán triệt phương châm hành động: “Chuyển đổi, Hiệu quả, Bền vững”, trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu hoạt động, đảm bảo tăng trưởng bền vững, hiệu quả cao và nâng cao năng suất lao động và quan điểm chỉ đạo điều hành “Trách nhiệm – Hành động – Sáng tạo”. Tiếp tục tập trung thực hiện 5 đột phá chiến lược và 3 trọng tâm.
Ông Phạm Tấn Công, Phó Bí thư trường trực Đảng uỷ Khối DN Trung ương cho biết, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, nhiều nền kinh tế đi vào suy thoái, tăng trưởng âm, Việt Nam nổi lên là điểm sáng với mức tăng trưởng gần 3%, các chỉ số xuất nhập khẩu, hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đều có sự cải thiện.
Các DN trong Đảng uỷ Khối DN Trung ương bị ảnh hưởng nặng nề, giảm 13,7% doanh thu, lợi nhuận giảm 40% lợi nhuận, trong đó có nhiều đơn vị bị thiệt hại nặng nề như Vietnam Airlines, Tổng công ty đường sắt Việt Nam (VNR)…
Trong đó, các ngân hàng bị ảnh hưởng trực tiếp ít hơn đã ứng phó tốt với dịch duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh, đóng góp quan trọng cho mục tiêu của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội.
Các ngân hàng trong khối đã thực hiện nghiêm chủ chương chống dịch COVID-19, linh hoạt triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, cắt giảm các chi phí lãi vay cho DN người dân theo chủ trương của Chính phủ, NHNN. Trong đó, Vietcombank đã cắt giảm lãi suất đến 5 lần, giảm lợi nhuận hơn 3.700 tỷ đồng hỗ trợ các khách hàng bị thiệt hại, nhưng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.
Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn phát biểu. Ảnh:VGP/HT. |
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn cho biết, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu chỉ đạo, trong đó đánh giá cao về những đóng góp của ngành Ngân hàng đối với kết quả phát triển chung của đất nước, đặc biệt trong việc thực hiện nhiệm vụ kép của năm 2020.
Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh, với vai trò là 1 trong 4 NHTM nhà nước lớn, Vietcombank đã thực hiện tốt vai trò chủ đạo, dẫn dắt của ngân hàng thương mại nhà nước trong việc triển khai thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và NHNN với nhiều kết quả nổi bật.
Cụ thể, trong bối cảnh hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19, tuy nhiên, Vietcombank đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 do Đại hội đồng cổ đông, Ngân hàng Nhà nước giao với hiệu quả kinh doanh vượt trội; lợi nhuận của ngân hàng này nhiều năm liền đạt mức cao nhất hệ thống; với chủ sở hữu đạt hơn 96 nghìn tỷ; nợ xấu luôn được kiểm soát ở mức rất thấp (0,6% tính đến cuối năm 2020), trong đó, thu hồi nợ ngoại bảng đạt 13.260 tỷ trong 5 năm của nhiệm kỳ vừa qua. Vietcombank đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu, định hướng tại Phương án cơ cấu lại gắn với xử lý xấu giai đoạn 2016-2020.
Bên cạnh đó, Vietcombank tiếp tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu chuyển đổi số, tích cực ứng dụng công nghệ trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng, phù họp với chủ trương của Chính phủ và NHNN.
Với những kết qủa trên, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn đã ghi nhận và biểu dương những nỗ lực Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên, người lao động của Vietcombank trong thời gian qua.
Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động khó lường. Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục có nhiều cơ hội và thách thức đan xen, đặc biệt là trong công tác tái cơ cấu, xử lý và ngăn ngừa nợ xấu, bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động, nhanh chóng tiếp cận với công nghệ ngân hàng số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Phó Thống đốc đề nghị Vietcombank tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu.
Thứ nhất, cần quán triệt và bám sát các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 07/01/2021 để xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp, khả thi của ngân hàng theo đúng định hướng của Chính phủ.
Thứ hai, khẩn trương tổng kết, đánh giá kết quả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, chủ động xây dựng phương án cơ cấu lại của Vietcombank trong giai đoạn 2021-2026.
Thứ ba là, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động, quản lý, để tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay thực chất cho DN, người dân, đặc biệt là người dân, DN chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Thứ tư, Vietcombank cần tiếp tục triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và nhanh chóng hơn nữa quá trình chuyển đổi số để trở thành một trong các ngân hàng tiên phong trong chuyển đổi số của ngành ngân hàng. Đồng thời, tăng cường triển khai các giải pháp đồng bộ về giám sát an ninh mạng; phòng, chống lộ lọt dữ liệu, có giải pháp xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống thông tin…
Phó Thống đốc kỳ vọng, Vietcombank sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch kinh doanh năm 2021, tiếp tục duy trì giữ vững vai trò, vị thế là một trong những ngân hàng hàng đầu trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Chủ tịch HĐQT Vietocombank Nghiêm Xuân Thành phát biểu. Ảnh:VGP/HT.
|
Anh Minh