Hình ảnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Nguồn: Japan Times)Hình ảnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. (Nguồn: Japan Times)

Theo kế hoạch, tàu mới sẽ hoạt động như một “căn cứ ngoài khơi”, có khả năng chở một số thuyền nhỏ và ngăn chặn các cuộc xâm nhập vào quần đảo. Tàu dự kiến được sử dụng để sơ tán cư dân trên các đảo xa xôi trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp.

Tàu tuần tra lớn nhất hiện nay của JCG có tổng trọng tải 6.500 tấn. Theo dự thảo kế hoạch đóng tàu, con tàu mới sẽ có tổng trọng tải lớn hơn ít nhất gấp ba lần và có chiều dài khoảng 200 mét.

JCG sẽ đưa kinh phí đóng tàu vào yêu cầu ngân sách tài khóa 2025 và dự kiến hạ thủy tàu sớm nhất là vào năm tài chính 2029. Ngoài ra, còn có đề xuất về chiếc tàu thứ hai trong tương lai.

Mục tiêu chính của kế hoạch là nâng cao năng lực của JCG để đối phó với hành động trên biển, bao gồm cả khu vực xung quanh quần đảo Senkaku.

Chính phủ Nhật Bản dự đoán khả năng liên quan đến lực lượng đổ bộ đối phương gồm nhiều tàu nhỏ. Trong trường hợp đó, các tàu nhỏ có thể được điều động từ tàu tuần tra đa năng để ngăn chặn tàu của đối phương.

Xem xét khả năng trang bị cho tàu mới một trực thăng và chức năng chỉ huy kiểm soát, tàu sẽ được dự trữ lương thực và nhu yếu phẩm để sử dụng như một căn cứ nổi.

JCG dự định tận dụng khả năng vận chuyển của tàu mới trong cứu trợ thiên tai và sơ tán, cũng như xem xét triển khai tàu để sơ tán cư dân khỏi quần đảo Sakishima và các khu vực khác nếu có khả năng xảy ra tấn công vũ trang.

Năm 2023, chính phủ Nhật Bản đã thông qua các hướng dẫn về quy trình hợp tác giữa Lực lượng Phòng vệ và JCG trong trường hợp khẩn cấp. Sơ tán cư dân và tìm kiếm cứu nạn trên biển nằm trong số các nhiệm vụ được giao cho JCG.

Theo baoquocte.vn