Mùa hè nắng nóng, con tôi cứ vài hôm lại bệnh một lần. Theo bác sĩ, tôi nên làm gì để tránh bệnh cho con?
Phòng Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM)
Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như vi khuẩn, siêu vi… bùng phát.
Lúc này, trẻ em dễ mắc bệnh vì sức đề kháng còn yếu kém, đặc biệt ý thức tự phòng bệnh chưa cao khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Do đó, phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ có thể phòng tránh được những căn bệnh này.
- Tiêm chủng cho trẻ các loại bệnh truyền nhiễm mùa hè mà đã có vaccine như viêm não Nhật Bản, viêm màng não mủ, thủy đậu, tay chân miệng…
- Thực hiện vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên; vệ sinh môi trường sống xung quanh; xử lý các vật dụng, nơi có thể đọng nước, không để muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết có điều kiện phát triển.
- Không nên để xảy ra hiện tượng nóng, lạnh đột ngột nhất là ở người cao tuổi, trẻ em, người mắc bệnh mạn tính. Nếu sử dụng máy lạnh, chỉ nên để nhiệt độ khoảng từ 25-27 độ và không nên cho luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người.
- Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: ăn chín, uống chín, lựa chọn thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc. Không nên lạm dụng nước lạnh, nước đá. Cần uống đủ lượng nước hàng ngày, người lớn là 2 lít nước, trẻ em uống khi trẻ khát.
- Khi trời nắng nóng không nên ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà cần đội mũ rộng vành, mặc quần áo chống nắng. Không tắm biển, tắm sông khi nắng gắt từ 12-16 giờ chiều.
- Ăn nhiều rau củ quả để bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
Ăn chuẩn ít bệnh
Trong nhiều năm hành nghề y và từng giữ chức trưởng khoa dinh dưỡng của một bệnh viện lớn, tác giả Hạ Manh đã điều trị hơn 10.000 ca bệnh liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh. Cuốn sách "Ăn chuẩn ít bệnh" (tập 1) được viết ra từ những kinh nghiệm chuyên môn của vị bác sĩ này, nó sẽ mang đến cho người bệnh những kiến thức hữu ích về dinh dưỡng, để xây dựng chế độ ăn hợp lý.